Lý do Giang Kim Đạt trốn được sang nước ngoài...
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, từ năm 2006 đến 2008, Đạt công tác tại Cty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines). Là quyền Trưởng phòng kinh doanh, Đạt đã chiếm đoạt gần 260 tỷ đồng từ chênh lệch mua bán tàu, chênh lệch gửi giá cước cho thuê tàu.
Khi bị bại lộ, ngày 20-6-2008, Đạt nghỉ việc và định cùng gia đình trốn ra nước ngoài. Cuối tháng 7-2010, qua người chị họ, Đạt nhờ Sơn giúp. Sau đó, Sơn nhờ Điệp lo thủ tục cho Đạt định cư tại Canada.
Điệp cho hay, sẽ đưa Đạt qua Camphuchia rồi sang Canada. Cùng lúc, Đạt nhận được tin của CQCA khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vinashin. Tình thế gấp gáp, Đạt tính sẽ bỏ trốn sang Camphuchia trước.
Bị cáo Giang Kim Đạt tại phiên tòa xét xử về tội tham ô tài sản trước đó |
Điệp đã nhờ chị gái đang sinh sống tại Camphuchia đón và bố trí chỗ ăn, ở cho Đạt. Đạt sang Camphuchia bằng đường tiểu ngạch tại khu vực biên giới thuộc phường Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đạt trả công phi vụ này cho Điệp là 10.000 USD.
Hòng che giấu thân phận của Đạt, Điệp lấy ảnh của Đạt dán vào CMND của một người quê Hòa Bình. Chi phí cho việc làm hộ chiếu giả (dưới cái tên Bùi Đức Thắng) là 10 triệu đồng.
Điệp còn lo lót để “Bùi Đức Thắng” làm đại diện Văn phòng Công ty Khánh Nguyên tại Camphuchia (Cty do Điệp mua lại, Cty “ma”) và được cho hơn 138 triệu đồng.
Ngoài ra, Điệp còn có hành vi sử dụng hộ chiếu giả mang tên Nguyễn Thị Cúc để 10 lần xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu Mộc Bài và Tân Sơn Nhất.
Cơ quan công tố cáo buộc, nhờ sự giúp sức của Điệp và những người khác, Đạt đã sử dụng hộ chiếu giả để đi lại giữa Camphuchia và Singapore.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại