Thứ sáu 22/11/2024 16:29

"Lưỡng dụng hóa” trong ngành Công nghiệp quốc phòng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng đã được Đảng ta nhận thức và đề ra từ rất sớm. Tuy nhiên, đến Đại hội XIII của Đảng, chủ trương này mới được khẳng định một cách rõ nét và đầy đủ. Việc triển khai chủ trương này có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.
"Lưỡng dụng hóa” trong ngành Công nghiệp quốc phòng
Dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới của Nhà máy Z111

Phát triển Công nghiệp quốc phòng (CNQP) theo hướng lưỡng dụng là chủ trương quan trọng trong Chiến lược quốc phòng, được đặt ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 229, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (năm 1974), đó là: “Kết hợp khả năng của CNQP với công nghiệp dân dụng, sử dụng một phần khả năng của CNQP phục vụ phát triển kinh tế. Kết hợp mục đích kinh tế với mục đích quốc phòng trong quy hoạch phát triển giao thông, bưu điện, xây dựng kho tàng và xí nghiệp quan trọng trong chủ trương, kế hoạch mở các vùng kinh tế mới…

Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương chiến lược này tiếp tục khẳng định tính đúng đắn và có điều kiện để hiện thực hóa. Đến Đại hội XII của Đảng (năm 2016), chủ trương phát triển CNQP lưỡng dụng đã được khẳng định một cách rõ ràng hơn và đây cũng là lần đầu tiên tính chất lưỡng dụng của CNQP được đưa vào văn kiện Đảng, đó là: “Đẩy mạnh xây dựng CNQP, an ninh theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cho lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Kế thừa quan điểm đó, Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) nhấn mạnh và thể hiện quan điểm mới: “Phát triển CNQP, an ninh theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình khoa học - công nghệ cao, là bộ phận quan trọng và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia”.

Phát triển CNQP lưỡng dụng đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội trong thời kỳ mới.

Như vậy, chủ trương phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng đã được Đảng nhận thức và đề ra từ rất sớm. Mặc dù, cách gọi và mức độ thể hiện khác nhau trong mỗi văn kiện, nhưng tinh thần chung là kết hợp chặt chẽ CNQP với công nghiệp quốc gia; CNQP phải tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển CNQP, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp về phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần từng bước hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Cụ thể: Chủ trương, quan điểm phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng, hiện đại đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tổ chức lực lượng CNQP được củng cố, kiện toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội và ngày càng gắn kết, hòa nhập với công nghiệp quốc gia. Bên cạnh việc ưu tiên cho hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nói riêng và ngành CNQP nói chung, đã kết hợp, tận dụng và phát huy được các nguồn lực về con người, thiết bị, công nghệ, tài chính để phát triển kinh tế đạt kết quả tốt. Sản xuất kinh tế có sự tăng trưởng khá cao ở một số lĩnh vực; cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị có bước chuyển biến tích cực về quản trị, cơ bản tạo được sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình xây dựng, phát triển nền CNQP Việt Nam theo hướng lưỡng dụng, hiện đại vẫn còn một số hạn chế nhất định, như: Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển CNQP lưỡng dụng còn bất cập; tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, trình độ khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Việc đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực cho xây dựng, phát triển CNQP chưa có sự đột phá; phát triển khoa học - công nghệ của CNQP mang tính lưỡng dụng chưa được quan tâm, coi trọng đúng mức; chất lượng một số sản phẩm thiếu ổn định, độ tin cậy chưa cao. Việc thực hiện lưỡng dụng trong các dự án đầu tư cũng như duy trì đội ngũ cán bộ, công nhân viên, lao động quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn.

Lâu nay, thuật ngữ “lưỡng dụng” được nhắc nhiều trên hệ thống thông tin đại chúng. Hiểu nôm na, lưỡng dụng nghĩa là có hai hoặc đa tác dụng. Còn hiểu theo cách phổ cập hiện nay, thuật ngữ “công nghệ lưỡng dụng” (tiếng Anh là dual-use technology) thường gắn với ngành CNQP, bao gồm các lĩnh vực công nghệ có thể ứng dụng đồng thời cho việc thiết kế, chế tạo sản phẩm quân sự và sản phẩm phục vụ dân sự.

Nhìn ra thế giới, việc các doanh nghiệp đa quốc gia phát huy tối đa tính lưỡng dụng trong sản xuất sản phẩm quân sự và dân sự đã mang lại hiệu quả rất cao. Không ít người vẫn nghĩ, Boeing (Mỹ) là tập đoàn chuyên sản xuất các dòng máy bay dân dụng. Kỳ thực, đây là tập đoàn đa lĩnh vực (đặc biệt là hàng không vũ trụ), cùng với việc sản xuất các dòng máy bay dân dụng, tập đoàn này đã chế tạo nhiều loại máy bay quân sự theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ và nhiều đối tác trên thế giới, lợi nhuận rất lớn, tiêu biểu như: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, các loai tên lửa chống tàu chiến, tên lửa liên lục địa, tên lửa đánh chặn, rocket, trạm laser trên không…

Tại Việt Nam, lưỡng dụng hóa trong sản xuất của doanh nghiệp quân đội chính là sự cụ thể hóa quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế của Đảng ta. Kết quả của việc lưỡng dụng hóa trong sản xuất tại các doanh nghiệp CNQP thời gian qua là minh chứng sống động, thiết thực, khẳng định tính đúng đắn, mang tính chiến lược của chủ trương này. Chẳng hạn, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã sản xuất nhiều loại máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, radar, viễn thông, máy tính… phục vụ cả mục đích quân sự và thương mại, trở thành tập đoàn kinh tế hùng mạnh, có uy tín ở cả trong và ngoài nước.

Tại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, các doanh nghiệp cũng không ngừng đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ từ chuyên dụng sang lưỡng dụng, đáp ứng tốt cả hai nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế. Từ việc mở rộng sản xuất, tăng cường hợp tác giao thương với các đối tác quốc tế, Nhà máy Z176 đã trở thành đơn vị dẫn đầu Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu. Điều đáng nói, từ sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu đã giúp nhà máy duy trì và phát triển đội ngũ chuyên môn kỹ thuật nòng cốt trên các dây chuyền quốc phòng, thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tiếp cận công nghệ sản xuất và phương pháp quản trị hiện đại, chủ động nghiên cứu thiết kế, sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, như: bộ quân phục cho người lính 4.0, bộ quần áo cho lính bắn tỉa, ba lô cho lực lượng đặc nhiệm, lều cá nhân, túi đựng vỏ liều phóng, khí tài quang học…

Nhờ đó, nhà máy liên tục có sự tăng trưởng kinh tế cao, ngay cả trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành. Tại Nhà máy Z121, tiến trình lưỡng dụng hóa được thực hiện ngay sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975), các dây chuyền quốc phòng sản xuất thuốc đen (dùng chế tạo liều phóng, bộ lửa, ngòi giữ chậm, liều mồi), còn được sử dụng để sản xuất dây cháy chậm phục vụ công nghiệp, pháo hoa; dây chuyền sản xuất dây nổ chịu nước phục vụ công nghiệp khai thác có thể kết hợp sản xuất dây nổ trong chế tạo các loại mìn phá rào... Còn tại Nhà máy Z183, các thiết bị gia công sản phẩm quốc phòng được khai thác để sản xuất một số sản phẩm kinh tế và hàng xuất khẩu, giúp Nhà máy trở thành điểm sáng về nỗ lực vượt khó trong bối cảnh hàng quốc phòng giảm.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhiệm kỳ 2021-2026, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển cục CNQP đến năm 2030 và những năm tiếp theo”, đều nhất quán mục tiêu “hiện đại, lưỡng dụng” trong xây dựng và phát triển CNQP, coi đây là yếu tố quan trọng để hiện đại hóa Quân đội vào năm 2030.

Để đẩy mạnh tiến trình “lưỡng dụng hóa” trong các doanh nghiệp CNQP cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp, trước hết là đổi mới cơ chế quản lý và kiện toàn tổ chức CNQP theo hướng lưỡng dụng. Theo đó, quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về CNQP nên chú ý tới yêu cầu tháo gỡ các “rào chắn” không phù hợp để khuyến khích và thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghệ lưỡng dụng; từng bước cụ thể hóa việc áp dụng trong ngành CNQP các văn bản pháp luật về: sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học - công nghệ, chuyển giao công nghệ, bảo vệ bí mật nhà nước, cạnh tranh, đấu thầu,...

Mô hình tổ chức của các đơn vị CNQP cũng cần có sự chuyển đổi cho phù hợp với hoạt động đặc thù của sản xuất quân sự, từng bước khắc phục tình trạng khép kín, biệt lập, thúc đẩy năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, phải có sự quy hoạch và định hướng lâu dài các sản phẩm lưỡng dụng, phù hợp với thế mạnh và khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp; quan tâm đầu tư công nghệ lưỡng dụng, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển các sản phẩm lưỡng dụng. Đặc biệt, trong bất kỳ sự đổi mới và thành công nào, yếu tố con người vẫn mang tính quyết định. Vì vậy, nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình “lưỡng dụng hóa” cần được đào tạo bài bản, có trình độ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về cạnh tranh thị trường, luật pháp quốc tế về vũ khí, công nghệ quân sự, các lĩnh vực công nghệ lưỡng dụng, kỹ năng làm việc với các đối tác nước ngoài… Đó cũng là yêu cầu, là điều kiện “cần và đủ” để việc “lưỡng dụng hóa” trong sản xuất tại các doanh nghiệp CNQP ngày càng thực chất, hiệu quả và thành công.

Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp Quốc phòng, An ninh
Quyết định động viên công nghiệp
Mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện Động viên công nghiệp
Đẩy mạnh xây dựng công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng
Chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động