Thứ sáu 19/04/2024 23:47
Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên CN:

Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp Quốc phòng, An ninh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đối với CNQP, hoạt động KHCN, trong đó có công tác nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo VKTBKT và phát triển sản phẩm mới có vai trò rất quan trọng.
Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp Quốc phòng, An ninh
Lãnh đạo Tổng Cục CNQP kiểm tra sản phẩm của Nhà máy Z115 - Ảnh: Văn Chung

Còn nhiều bất cập trong việc thúc đẩy hoạt động KH và Công nghệ phục vụ CNQP, AN:

Hiện nay, ngành CNQP đã chủ động nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng nhiều sản phẩm VKTBKT phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu (trong đó, trên 80% là từ kết quả tự nghiên cứu trong nước, chỉ có khoảng 20% là do nước ngoài chuyển giao công nghệ). Đối với CNAN hoạt động liên quan đến KHCN và phát triển sản phẩm mới đặc biệt quan trọng; các sản phẩm do các cơ sở CNAN tự nghiên cứu, sản xuất đạt khoảng 45%.

Tuy nhiên, các chính sách hiện tại đối với hoạt động KHCN trong lĩnh vực CNQP, AN vẫn còn tồn tại, bất cập, cụ thể như:

Các quy định, quy trình quản lý thiết kế, công nghệ chế tạo VKTBKT (định nghĩa VKTBKT, quản lý tài liệu thiết kế, quản lý công nghệ,...) chỉ có phạm vi áp dụng trong Bộ Quốc phòng chưa được luật hóa để áp dụng thống nhất chung cho các cơ sở CNQP nòng cốt, các cơ sở ĐVCN và cơ sở tham gia hoạt động nghiên cứu phục vụ CNQP; chưa có quy định cụ thể vềquản lý thiết kế, chế tạo vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật tư kĩ thuật nghiệp vụ áp dụng trong Bộ Công an. Điều này dẫn đến vướng mắc trong quá trình huy động đa dạng nguồn lực tham gia phát triển CNQP, AN và triển khai chuẩn bị ĐVCN.

Mỗi chặng trong chu trình khoa học - công nghệ - sản xuất của sản phẩm quốc phòng đều thực hiện theo thủ tục riêng nên làm giảm tính liên kết của toàn chu trình, chưa tận dụng được nhiều nguồn lực đầu tư cho các sản phẩm mục tiêu, đồng thời làm chậm tiến độ đưa sản phẩm từ nghiên cứu vào trang bị;gây khó khăn trong việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm tích hợp, công nghệ cao.Các sản phẩm tích hợp có tính đơn chiếc, chi phí chế thử lớn (tên lửa, tàu quân sự, xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành...), không thể mở đề tài nghiên cứu thiết kế, chế thử độc lập mà phải triển khai theo các chương trình, dự án KHCN trong đó bao gồm cả nội dung nghiên cứu thiết kế và chế tạo, thử nghiệm.

Chưa có cơ chế cụ thể để trích lại lợi nhuận từ sản xuất có ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN đưa vào tái đầu tư nghiên cứu khoa học và hoàn thiện công nghệ đối với sản phẩm VKTB, PTKT,chưa thực thi được đầy đủ Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và công nghệ trong công tác KHCN và SXQP, AN. Đây là nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp KHCN thành doanh nghiệp KHCN làm tiền đề để xây dựng cơ chế tự chủ trong nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu của các cơ sở CNQP, cơ sở CNAN.

Các sản phẩm mẫu, vật tư, bán thành phẩm, thiết bị… sử dụng trong các nhiệm vụ phát triển VKTB, PTKT có tính bảo mật cao, rất khó tiếp cận trên thị trường trong nước và trên thế giới. Trong khi đó, việc mua sắm các sản phẩm này vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công; nhưng chưa có quy định cụ thể cho sản phẩm quốc phòng, an ninh nên cần có nhiều thủ tục và sự công khai trong mua sắm. Do đó, cần có chính sách ưu tiên trong thủ tục mua sắm các sản phẩm mẫu, vật tư, bán thành phẩm trong nghiên cứu, phát triểnVKTB, PTKT.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước là huy động tiềm lực KHCN quốc gia và hợp tác quốc tế để phục vụ CNQP, AN. Trong quá trình tổ chức thực hiện, do các yếu tố liên quan đến bảo mật thông tin nên hiệu quả đạt được chưa thực sự cao. Do đó, cần có giải pháp phù hợp để huy động tiềm lực KHCN quốc gia cũng như hợp tác quốc tế phục vụ quốc phòng, an ninh.

Bổ sung định tại Luật các chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN phục vụ nghiên cứu, sản xuất VKTB, PTKT:

Trong tình hình mới của thế giới và Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ phảit húc đẩy ứng dụng KHCN trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm quốc phòng, an ninh, nhất là những sản phẩm tích hợp, công nghệ cao, công nghệ mới được đặt ra cấp thiết; Muốn làm được điều đó, phải xây dựng chế độ, chính sách phù hợp trong đầu tư, giao nhiệm vụ và đối tượng đãi ngộ tronghoạt động KHCN đảm bảo gắn với đặc thù chu trình khoa học - công nghệ - sản xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển KHCN trong CNQP, CNAN nói chung và trong nghiên cứu, chế tạo VKTB, PTKT nói riêng.

Để hạn chế các mặt bất cập, sẽ phải bổ sung quy định tại Luật Công nghiệp QP, AN và Động viên CN các chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN phục vụ nghiên cứu, sản xuất VKTB, PTKT, bao gồm:

Luật hóa các quy định về quản lý thiết kế, công nghệ sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh; Xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ, ủy quyền quản lý các chương trình, dự án nghiên cứu, phát triển, sản xuất VKTB, PTKT gắn với triển khai xuyên suốt các khâu từ nghiên cứu thiết kế, chế thử đến sản xuất sản phẩm đưa vào trang bị trên cơ sở phù hợp chiến lược, kế hoạch trang bị; chiến lược, kế hoạch đảm bảo kỹ thuật.

Quy định chính sách huy động nguồn lực từ các ngân sách và các Quỹ đảm bảo đầy đủ các khâu của quá trình phát triển VKTB, PTKT; Quy định cơ chế trích lại một phần lợi nhuận từ sản xuất sản phẩm có ứng dụng kết quả KHCN để tái đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới.

Ngoàira, phải bổ sung các chính sách ưu tiên thúc đẩy hoạt động KHCN phục vụ nghiên cứu, phát triển VKTB, PTKTnhư: Quy định chính sách đặc thù về thủ tục mua sắm sản phẩm, vật tư, bán thành phẩm… phục vụ nghiên cứu, phát triển VKTB, PTKT; Quy định chính sách bảo mật trong hợp tác nghiên cứu sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và các chính sác hưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích hợp tác giữa các cơ sở CNQP, cơ sở CNAN và Viện nghiên cứu, trường Đại học, các Doanh nghiệp hoạt động KHCN trong và ngoài quân đội, công an. Bên cạnh đó, nâng cao sự tự chủ, đầu tư và hợp tác nghiên cứu KHCN sẽ khuyến khích các cơ sở này tích cực triển khai các dự án, nhiệm vụ KHCN có giá trị và sát yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng các công trình, sản phẩm nghiên cứu KHCNvào phục vụ quốc phòng, an ninh và dân sinh nhằm phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, cũng phải tạo điều kiện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cải tiến, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tính lưỡng dụng. Cơ chế giao nhiệm vụ, ủy quyền quản lý, đảm bảo nguồn lực thống nhất sẽ góp phần giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm trong lĩnh vực CNQP, AN.

Bảo đảm quy định cụ thể, rõ ràng các chính sách về hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ CNQP, AN, vừa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định có liên quan tại Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và khắc phục được những hạn chế trong các quy định của văn bản pháp lý hiện hành.

Phải xây dựng, ban hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành; đồng thời ban hành các quy phạm pháp luật, hướng dẫn chi tiết của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật KH&CN trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để đáp ứng được đặc thù lĩnh vực CNQP, AN.

Việc có chính sách đặc thù về thủ tục mua sắm sản phẩm, vật tư, bán thành phẩm… phục vụ nghiên cứu, phát triển VKTB, PTKT sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển VKTB, PTKT để đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động