Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo điều kiện thực hiện phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUBND TP Hà Nội đang giao Sở NN&PTNT rà soát cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để tổng hợp vào Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Khánh Huy |
149 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu dùng được duy trì
Khẳng định tăng trưởng nông nghiệp của Hà Nội đạt 3 - 5% là nỗ lực rất lớn, song Chủ tịch UBND TP cũng chỉ rõ, nông nghiệp ở Hà Nội chưa phát triển được như mong muốn do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan.
GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, đến nay, Hà Nội có 149 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu dùng được duy trì và phát triển, trong đó có 57 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi, 92 chuỗi nguồn gốc trồng trọt. Các chuỗi đã tạo ra diện mạo mới, bước chuyển biến tích cực cho nông nghiệp Thủ đô theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững; mang lại nhiều lợi ích cho DN, người sản xuất và người tiêu dùng.
Trong số 10 chỉ tiêu chưa đạt của Chương trình số 04-CTr/TUvề “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” (so với kế hoạch năm 2022) có chỉ tiêu về thu nhập của người dân khu vực nông thôn và tỷ lệ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao (mới đạt 40%, kế hoạch là 50%)… Điều đó phản ánh việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp Hà Nội còn thiếu đồng bộ, chưa phát huy được nguồn lực của Thủ đô.
Dẫn chứng cụ thể, GĐ Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên cho hay, dù đã xây dựng vùng sản xuất hơn 650ha, song hợp tác xã chưa đầu tư được hệ thống phơi, sấy công nghệ cao, quá trình ứng dụng công nghệ mới chỉ dừng ở một số khâu...
Để đạt được mục tiêu về cơ cấu lại ngành nông nghiệp mà Chương trình số 04-CTr/TU đề ra, ông Nguyễn Xuân Đại cho hay, Sở sẽ rà soát, tham mưu với TP cơ chế, phương thức tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng chính sách ưu đãi, nhằm thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến sâu...
Ngoài ra, căn cứ vào quy hoạch của các địa phương, Sở NN&PTNT sẽ điều chỉnh, bổ sung các vùng, khu vực sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho phù hợp với thực tiễn, ổn định cung cầu, tránh phải “giải cứu nông sản.
Một nguyên nhân nữa của những tồn tại của ngành nông nghiệp đó là công tác quy hoạch trong lĩnh vực này còn chậm.
Dự án Khu Nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên tại huyện Đông Anh, dù đã được phê duyệt đến nay gần 10 năm nhưng chưa được triển khai, gây nhiều ý kiến trong dư luận. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, dự án đã được Thường trực Thành ủy Hà Nội thông qua năm 2013; đến năm 2014 thì được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Dự án cũng phù hợp quy hoạch về phòng chống lũ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thẩm định trước đó.
Tháng 8/2022, khi thẩm quyền phê duyệt cấp phép đầu tư vào dự án vẫn thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có nhà đầu tư nộp hồ sơ xin ý kiến của Bộ này. Sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực, mới đây vào ngày 15/2/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản trả lời nhà đầu tư, trong đó có nêu thẩm quyền phê duyệt thuộc về TP Hà Nội.
Hiện nay, TP đang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Dự án Khu Nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên tại huyện Đông Anh trong thời gian sớm nhất…
Đề xuất thêm 7 dự án...
Cùng với đó, UBND TP đã rà soát, đề xuất Bộ NN&PTNT bổ sung thêm 7 dự án khu nông nghiệp công nghệ cao khác nhằm cụ thể hóa Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7 dự án cụ thể đó là: Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hoài Đức, quy mô diện tích khoảng 668ha, thuộc địa phận xã An Thượng và xã Song Phương; khu sản xuất, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, quy mô diện tích khoảng 76ha thuộc vùng đất bãi sông Đáy; khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vùng bãi ven sông Hồng thuộc xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, quy mô diện tích khoảng 105ha.
TP đang giao Sở NN&PTNT rà soát cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để tổng hợp vào Luật Thủ đô sửa đổi nhằm tạo hành lang thúc đẩy hỗ trợ các tổ chức, DN đầu tư hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng mong muốn Quốc hội sớm thông qua Luật Thủ đô để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu phát triển những khu nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Nội hiện có 58,9% diện tích đất nông nghiệp, nông thôn gắn với các vùng “xanh”. Trong các quy hoạch lớn của Thủ đô đang được triển khai đều xác định trọng tâm, trọng điểm đầu tư, phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đến nay, toàn TP có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 2.167 sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên, đứng đầu cả nước; hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được quan tâm, dần đi vào hiệu quả. |
Hà Nội: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh | |
Netflix muốn hợp tác với Hà Nội phát triển công nghiệp sáng tạo | |
Hà Nội thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại