Thứ năm 01/08/2024 18:18

Luật Thủ đô 2024: huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Phan Trường Thành cho biết, Luật Thủ đô trong quá trình được xây dựng đã rà soát, kế thừa các kinh nghiệm từ một loạt các TP lớn, để tổng hợp, đưa vào những chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô. Đặc biệt, trong Luật có nguyên một điều tạo ra 7 - 8 nhóm chính sách để huy động nguồn lực cho Thủ đô.
Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành      Ảnh: Quang Tấn
Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành. Ảnh: Quang Tấn

Cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội

Chia sẻ với PV, Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở GTVT Hà Nội cho biết, ông đánh giá rất cao các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực GTVT đã được đề cập trong Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Các cơ chế, chính sách này thực sự là những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội dành cho Thủ đô Hà Nội, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai của ngành cũng như khắc phục các tồn tại của Luật Thủ đô trước đây.

Đáng chú ý, Luật Thủ đô trong quá trình được xây dựng đã rà soát, kế thừa các kinh nghiệm từ một loạt các TP lớn, nhất là ở TP Hồ Chí Minh, để tổng hợp, đưa vào những chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô. Đặc biệt, trong Luật có nguyên một điều tạo ra 7 - 8 nhóm chính sách để huy động nguồn lực cho Thủ đô.

Bên cạnh đó, một loạt nội dung liên quan cơ chế, chính sách khuyến khích nhà đầu tư, nhất là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, nổi bật là mạng lưới đường sắt đô thị, mà trong Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã nêu ra nhưng chưa cụ thể được.

Cụ thể, trong Luật có một số đột phá lớn, như: cho phép Thủ đô được Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của TP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Khác với trước đây, trong quá trình thực hiện có rất nhiều nội dung cần điều chỉnh phải triển khai các thủ tục, từ xin chủ trương đến lập, thẩm định phê duyệt, điều chỉnh mất rất nhiều thời gian, qua nhiều cấp, từ Thủ đô, đến Bộ Xây dựng và đến Thủ tướng Chính phủ. Theo kinh nghiệm, để điều chỉnh được một vấn đề thường mất đến 12 tháng, nay giao lại cho Hà Nội sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, tăng tính chủ động, rút ngắn thủ tục.

Phía Tây Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô chính là khu vực được đầu tư mạnh mẽ với nhiều công trình giao thông lớn được hình thành     Ảnh: Khánh Huy
Phía Tây Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô chính là khu vực được đầu tư mạnh mẽ với nhiều công trình giao thông lớn được hình thành. Ảnh: Khánh Huy

Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thành phố, khi quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể có quy mô dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công, có quyền quyết định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập (trước đây theo quy định về pháp luật đầu tư công chỉ cho phép thực hiện tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập đối với dự án nhóm A trở lên, nay cho phép đối với cả dự án nhóm B, C).

Bên cạnh đó, bổ sung loại Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư, DN dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng và chuyển giao công trình đó cho cơ quan có thẩm quyền sau khi hoàn thành. Nhà đầu tư được thanh toán bằng ngân sách Nhà nước hoặc bằng quỹ đất, mà theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư Luật PPP hiện nay không có loại hợp đồng này và là trở ngại, khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án mới cũng như các dự án chuyển tiếp cũ.

Hơn nữa, Luật cho phép Thủ đô được phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP (không sử dụng vốn T.Ư) mà không giới hạn tổng mức vốn đầu tư; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, dự án PPP đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và giao UBND TP làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án trong trường hợp không làm tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài.

Đồng thời, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công, dự án PPP trên địa bàn thành phố có sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

Đặc biệt, trong Luật đưa ra một khái niệm quan trọng, mới là “nhà đầu tư chiến lược”, trong đó có một số lĩnh vực dạng ưu tiên thu hút nhà đầu tư này như đường sắt đô thị, giao thông thông minh, gắn với chuyển đổi số... Cùng đó, đã đưa ra khái niệm phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); đồng thời dành nguyên 1 điều trong Luật để quy định các nội dung cơ bản về cách thức triển khai thực hiện, thẩm quyền cũng như các cơ chế chính sách thực hiện mô hình này trong thời gian tới.

Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển Thành phố Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển Thành phố
Đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống Đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động