Thứ năm 12/09/2024 13:29

Đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, nên phát động phong trào thi đua trên toàn địa bàn TP, sớm đưa Luật đi vào cuộc sống, bảo đảm chất lượng, hiệu quả...
Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị
Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị

Ngày 30/7, Đoàn đại biểu Quốc hội - Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô và thời gian, nội dung kỳ họp chuyên đề của HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị.

Cùng tham dự hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn; Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên.

Tích cực tuyên truyền Luật Thủ đô

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở ban ngành thông tin về nhiệm vụ, tiến độ triển khai thực hiện Luật Thủ đô 2024 của từng đơn vị. Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, Sở Tài chính được giao nhiệm vụ tham gia phối hợp 53 nhiệm vụ. Theo đó, Sở đã lập tổ công tác của Sở do một Phó Giám đốc làm tổ trưởng, đồng thời, các phòng chuyên môn phối hợp, chủ động…

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu phát biểu tại hội nghị
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu phát biểu tại hội nghị

“Trong Kỳ họp thứ 17, Sở Tài chính đã chủ động tham mưu HĐND TP dành ra khoản kinh phí 10 tỷ đồng triển khai Luật Thủ đô 2024” - Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu thông tin.

Theo Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Việt Hùng, UBND TP giao Sở TT&TT tích cực tuyên truyền Luật Thủ đô tới tất cả các đối tượng, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Đây là nhiệm vụ thường xuyên về truyền thông chính sách, Sở sẽ nghiêm túc thực hiện.

Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cho biết, căn cứ kế hoạch của UBND TP, Sở Tư pháp đề xuất bổ sung 1 Nghị quyết quy định một số nội dung mức chi xây dựng các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô và tổ chức thi hành Luật Thủ đô…

Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị
Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống

Sau khi nghe ý kiến trao đổi của các sở ban ngành về nhiệm vụ triển khai thực hiện Luật Thủ đô, phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, Luật Thủ đô được thông qua ngày 28/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; và Luật cũng đã được công bố.

Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (trong đó có 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025).

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn, về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, đây là đạo luật phân cấp, phân quyền, nên phần lớn công việc, nhiệm vụ được giao cho HĐND, UBND TP. Từ nay cho đến hết năm 2024 còn 5 tháng, và đến tháng 7/2025 còn 11 tháng, trong khi TP có hơn 100 nhiệm vụ để triển khai thi hành Luật Thủ đô – đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, do đó, phải có kế hoạch chung của Thành ủy thống nhất trên toàn TP.

Về công tác phối hợp, với hệ thống văn bản đồ sộ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành, quận, huyện, đơn vị…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị

Đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ để triển khai thi hành Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, nhóm thứ nhất là tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên toàn TP phải thống nhất nội dung. Đối với việc tập huấn chuyên sâu, phải có cẩm nang, sổ tay dành cho những người thực hiện hàng ngày.

Nhóm thứ 2 là xây dựng ban hành văn bản thi hành, các sở ngành phải rà soát, lĩnh vực của mình có bao nhiêu nhiệm vụ. Cùng đó, phối hợp với các bộ xây dựng 6 nghị định trình Chính phủ - đây cũng là nhóm việc Hà Nội phải sát sao cùng các bộ thực hiện.

Nhóm thứ 3, để tổ chức thực hiện, đề xuất giao UBND TP thành lập tổ công tác của TP, bao gồm các sở ngành, các ban HĐND, MTTQ, các ban đảng, đại diện các quận, huyện, và các chuyên gia, trong đó TP có cơ chế sử dụng chuyên gia trong nước, ngoài nước. Tổ công tác có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, điều kiện…

Nhóm thứ 4 - điều kiện bảo đảm các cơ chế, điều kiện đặc thù về kinh phí, nhân lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Thủ đô 2024…

“Nhóm thứ 5, nên phát động phong trào thi đua trên toàn TP, sớm đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phục vụ cho phát triển Thủ đô theo đúng định hướng văn minh, hiện đại. Đây là việc của toàn TP, do đó, Thường trực Thành ủy có chỉ đạo về vấn đề này” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Luật Thủ đô 2024: bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá Luật Thủ đô 2024: bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá

Sáng 25/7, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức toạ đàm “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt ...

Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển Thành phố Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển Thành phố

TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho biết, để thể chế hóa Luật Thủ ...

Hồng Thái - Thịnh An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động