Lời cảnh tỉnh từ siêu bão kinh hoàng đã cướp đi hơn 6.000 mạng sống ở Philippines
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhung cảnh hoang tàn tại thành phố Tacloban sau khi siêu bão Hải Yến (Haiyan) quét qua. (Ảnh: Getty) |
Ngày 8/11/2013, vào khoảng 4h40 sáng, siêu bão Hải Yến đổ bộ vào thành phố Guiuan trên đảo Samar của Philippines với sức gió 315 km/h, khiến khu vực này chìm trong cảnh hoang tàn. Đến 8h sáng cùng ngày, cơn bão tiếp tục càn quét thành phố Tacloban, gây ra những đợt sóng lớn và phá hủy hàng loạt nhà cửa, tàu thuyền. Tacloban gần như bị san phẳng trong vài giờ ngắn ngủi.
Joanna Sustento, một trong những người sống sót sau siêu bão, kể lại rằng nước lũ ập đến nhanh đến mức cô không thể kịp phản ứng.
"Nước đã ngập đến đầu gối trong vài giây và khi tôi quay lại, nước đã lên đến ngực," Joanna chia sẻ.
Cơn bão đã cướp đi cả gia đình của cô, bao gồm bố mẹ, anh trai, chị dâu và cháu trai 3 tuổi. Nỗi đau của Joanna chỉ là một trong hàng nghìn bi kịch mà siêu bão Hải Yến để lại.
Sau khi càn quét Philippines, siêu bão Hải Yến đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, 4 triệu người phải di dời và hơn 16 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp. Hơn 1 triệu ngôi nhà bị hư hại, trong đó khoảng một nửa bị phá hủy hoàn toàn.
Đặc biệt, tại thành phố Tacloban, nơi nằm trong tâm bão, tới 80% các tòa nhà bị phá hủy, biến nơi đây thành một vùng đất hoang tàn.
Ảnh vệ tinh chụp siêu bão Hải Yến ngày 7/11/2013. (Ảnh: NOAA) |
Một trong những lý do chính khiến số người thiệt mạng cao là do thành phố Tacloban nằm ở đầu một vịnh hình phễu, khiến sóng biển do bão gây ra bị dồn ép và tạo ra những đợt sóng cao từ 3 đến 6 mét. Bên cạnh đó, nhiều người dân không hiểu rõ về thuật ngữ "nước dâng do bão" nên không chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với thảm họa.
Chính quyền địa phương cũng bị chỉ trích vì không đánh giá đúng mức mối đe dọa và không tổ chức sơ tán kịp thời. Điều này khiến nhiều người dù đã rời nhà cửa không an toàn nhưng vẫn không thoát khỏi thảm kịch khi trú ẩn ở các khu vực ven biển.
Hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi siêu bão Hải Yến đổ bộ, những nỗi đau vẫn còn ám ảnh nhiều người. Bà Agatha Ando, một góa phụ tại Tacloban, đã mất chồng và nhiều người thân trong cơn bão. Phải mất 10 năm bà mới có thể cười trở lại, nhưng ký ức về những người thân yêu bị cơn bão cuốn trôi sẽ không bao giờ phai nhạt.
Siêu bão Hải Yến là một lời cảnh tỉnh về sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức về thiên tai và chuẩn bị kỹ lưỡng cho các tình huống khẩn cấp.
Sau thảm họa, chính phủ Philippines đã hợp tác với các chuyên gia ngôn ngữ để tạo ra các thuật ngữ khí tượng đơn giản, dễ hiểu hơn nhằm đảm bảo người dân có thể hiểu rõ và ứng phó kịp thời khi bão lũ xảy ra.
Liên Hợp quốc báo động về sự gia tăng các ca bệnh đậu mùa khỉ Ngày 3/9, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp quốc (OCHA) đã phát đi cảnh báo về tình trạng gia ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại