Lộ diện thủ phạm của vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Moscow, Nga
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLực lượng ISIS-K là thủ phạm của vụ tấn công khủng bố tại Moscow, Nga. (Ảnh: NYP) |
Tối ngày 22/3, một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra tại trung tâm mua sắm và tổ hợp hòa nhạc Crocus City Hall ở Moscow, gây thương vong nghiêm trọng. Số người bị thương vượt quá con số 145 và có ít nhất 60 người thiệt mạng trong vụ việc này.
Giới chức địa phương cho biết là có một nhóm các đối tượng mặc trang phục chiến đấu đã xả súng sau đó là kích nổ tại một số khu vực gây ra thương vong lớn.
Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng tuyên bố chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này.
Trên kênh Telegram, IS cho biết các chiến binh của họ đã thực hiện một cuộc tấn công vào trung tâm thương mại lớn tại ngoại ô của thủ đô Moscow của Nga.
Video về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Moscow, Nga. (Ảnh: The Guardian)
Thông tin từ tờ New York Times cho biết, giới chức Mỹ đã hé lộ danh tính thực sự của nhóm khủng bố này. Cụ thể, đầu tháng 3, Mỹ đã thu thập được những thông tin tình báo về việc Nhà nước Hồi giáo-Khorasan, còn gọi là ISIS-K (chi nhánh tại Afghanistan) sẽ thực hiện vụ tấn công vào Moscow.
Theo các quan chức thì sau một thời gian im hơi lặng tiếng thì IS đã trở lại và tăng cường các cuộc tấn công khủng bố. Nhà phân tích Colin P. Clarke chia sẻ rằng lực lượng ISIS-K đã tập trung vào Nga trong suốt 2 năm qua.
Giới chức Mỹ cho rằng IS đang tìm cách mở động phạm vi hoạt động để phô trương thanh thế sau một thời gian dài cũng như biến thành mối đe dọa lớn với lực lượng Taliban và các quốc gia khác.
Ngay đầu tháng 3, sau khi nắm được thông tin tình báo thì Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã đưa ra khuyến cáo với công dân nước này hiện đang sinh sống tại Nga, cùng với đó là chia sẻ thông tin với phía Nga.
Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Moscow ngày 22/3. (Ảnh: AFP) |
Tổ chức ISIS-K được thành lập vào 2015 sau khi một số thành viên tách ra khỏi với lực lượng Taliban khi bất đồng về quan điểm. Chỉ trong một thời gian ngắn, ISIS-K đã củng cố quyền kiểm soát lãnh thổ ở một số quận nông thôn ở phía bắc và đông bắc Afghanistan, đồng thời phát động một chiến dịch gây chết chóc trên khắp Afghanistan và Pakistan.
Trong vòng 3 năm đầu tiên, ISIS-K đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các nhóm thiểu số, các khu vực công cộng và các tổ chức cũng như mục tiêu của chính phủ ở các thành phố lớn trên khắp Afghanistan và Pakistan.
Năm 2018, ISIS-K đã trở thành một trong bốn tổ chức khủng bố sát hại nhiều người nhất trên thế giới. Sang đến năm 2021 thì quân số của ISIS-K đã giảm mạnh xuống chỉ còn 1.500 - 2.000 tay súng khi mà Mỹ thực hiện các cuộc không kích và tấn công tại Afghanistan khiến lực lượng này giam đi một nửa.
Nhưng sau đó, khi mà quân đội Mỹ rút khỏi Afganistan năm 2021, ISIS-K đã trở lại với các cuộc tấn công đẫm mãu, trong đó đáng chú ý là vụ đánh bom liều chết tại sân bay quốc tế ở Kabul vào tháng 8/2021.
Nga công bố ông Vladimir Putin chính thức thắng cử Ngày 21/3, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) đã chính thức công bố ông Vladimir Putin là người giành chiến thắng đầy ấn ... |
Tấn công khủng bố tại Moscow, hơn 140 người thương vong Tối ngày 22/3, một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra tại phòng hòa nhạc và trung tâm mua sắm nổi tiếng ở thủ ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại