Liên thông TTHC xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp phục vụ công dân tốt hơn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLiên thông TTHC góp phần cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm chi phí công sức cho công dân. Ảnh: Tư liệu |
Rút ngắn thời gian giải quyết, giảm chi phí công sức cho công dân
Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng, trẻ khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, cần được đặc biệt quan tâm, cần sớm tìm gia đình thay thế.
Theo quy định hiện hành, thời gian giải quyết thủ tục Đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 30 ngày, Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp là 10 ngày. Nếu thực hiện riêng lẻ từng thủ tục thì tổng thời gian là 40 ngày.
Một số trụ sở UBND cấp xã nơi có trụ sở của Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em (huyện Ba Vì) ở cách xa trụ sở Sở Tư pháp (quận Hà Đông) khoảng 50km, khiến việc đi lại của công dân mất nhiều thời gian (hơn 1g), phải đi nhiều lần, cả hai nơi, UBND cấp xã để thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi và Sở Tư pháp để thực hiện thủ tục yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
Về giấy tờ, nếu liên thông, 1 Căn cước công dân có thể nộp đồng thời 02 hồ sơ: Hồ sơ Đăng ký nuôi con nuôi và Hồ sơ cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Về thời gian, nếu liên thông thì tổng thời gian là 30 ngày, giảm 10 ngày so với không liên thông TTHC. Về đi lại, nếu liên thông, công dân chỉ cần đến trụ sở UBND cấp xã, không cần đến trụ sở Sở Tư pháp.
Qua đó, cho thấy việc xây dựng Đề án liên thông thủ tục hành chính là cần thiết, góp phần cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm giấy tờ, giảm đi lại, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt hơn yêu cầu của công dân.
Cùng với đó, Đề án nhằm đơn giản hóa quy trình giải quyết theo hướng rút ngắn quy trình, thời gian thực hiện, đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của người nhận con nuôi. Đề cao trách nhiệm phối hợp của công chức UBND cấp xã, công chức Sở Tư pháp theo hướng hiện đại, phục vụ.
Đồng thời, tuân thủ đúng quy định pháp luật về Nuôi con nuôi, Lý lịch tư pháp, xác định rõ cơ chế phối hợp; giảm thời gian, đi lại của người nhận con nuôi. Xác định rõ việc áp dụng, các bước chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế vận hành, biện pháp truyền thông, tuyên truyền; tổ chức sơ kết, tổng kết.
Lấy sự hài lòng của công dân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của công chức UBND cấp xã, công chức Sở Tư pháp. Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, khách quan, công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, quy trình liên thông được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Công chức UBND cấp xã, công chức Sở Tư pháp thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC liên thông. Không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC ngoài quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện Đề án
UBND TP Hà Nội giao Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức thực hiện Quy trình liên thông TTHC. Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện Đề án, định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND TP, Bộ Tư pháp xem xét, chỉ đạo.
Giải quyết vướng mắc liên quan đến liên thông TTHC. Phối hợp Sở Thông tin và truyền thông, Văn phòng UBND TP, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Phần mềm Một cửa, Dịch vụ công trực tuyến của TP với Phần mềm Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước Hà Nội hướng dẫn giải quyết vướng mắc (nếu có) trong quá trình thu, nộp lệ phí Đăng ký nuôi con nuôi trong nước, phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đúng quy định, thuận lợi cho công dân và công chức.
UBND các quận, huyện phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở, Ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện Đề án. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện Đề án. Xử lý, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án.
UBND xã, phường, thị trấn bố trí công chức, thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện Quy trình liên thông TTHC. Thông tin, tuyên truyền để công dân thực hiện thủ tục khi có yêu cầu. Niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng các TTHC liên thông tại Bộ phận Một cửa của UBND xã, phường, thị trấn.
Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ liên thông TTHC; Giải quyết các khiếu nại của công dân trong thực hiện hồ sơ (nếu có); Định kỳ báo cáo UBND quận, huyện, thị xã kết quả thực hiện; Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
UBND TP cũng giao Bưu điện TP Hà Nội, VietNamPost bố trí nhân viên tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đúng quy định, đúng thời hạn.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại