Thứ bảy 23/11/2024 05:11

Lịch sử chính thức là môn học bắt buộc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
"Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới", vừa được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành ngày 11/7.
Lịch sử chính thức là môn học bắt buộc
Lịch sử trở thành môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Thông tin trên được đưa ra trong "Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới", vừa được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành ngày 11/7.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một số nội dung ở môn Lịch sử bậc THPT trở thành nội dung bắt buộc dạy và dạy học áp dụng từ năm học 2022 - 2023. Dự kiến, thời lượng phần bắt buộc 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh. Sau đó, học sinh nào có nhu cầu học chuyên sâu, theo hướng định hướng nghề nghiệp có thể học nhiều hơn.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị chuyên môn thành lập Ban biên soạn, tổ biên tập và tổ chức thẩm định phần nội dung Lịch sử bắt buộc. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/8. Sau đó, các đơn vị tiếp tục thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử với nhiệm vụ biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hoàn thành trước ngày 25/8.

Để chuẩn bị, các đơn vị sẽ tổ chức các đợt tập huấn 3 buổi/đợt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm hướng dẫn giáo viên, các trường về phần nội dung Lịch sử bắt buộc mới, hoàn thành trước 20/9.

Sự thay đổi từ môn lựa chọn thành môn có cả phần bắt buộc và lựa chọn là theo yêu cầu của Quốc hội tại nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Trước đó, chương trình môn Lịch sử áp dụng với lớp 10 từ năm học 2022-2023 tạo ra nhiều tranh cãi. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành năm 2018) được chia làm 2 giai đoạn gồm giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12). Lịch sử là môn bắt buộc trong giai đoạn cơ bản, cung cấp kiến thức phổ thông, cốt lõi về toàn bộ lịch sử thế giới và Việt Nam.

Tuy nhiên, đến giai đoạn định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), chương trình chỉ yêu cầu học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Lịch sử là môn lựa chọn, học sinh được tùy chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.

Một số Đại biểu Quốc hội và Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng Lịch sử cần trở thành môn bắt buộc bởi môn học này giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng yêu nước, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động cho thế hệ trẻ.

Em yêu lịch sử
Chàng trai tiến bộ kinh ngạc khi học môn Lịch sử từ trào lưu nghiên cứu "cổ phục"
Thiết kế môn Lịch sử cấp THPT có phần bắt buộc và lựa chọn
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động