Thứ sáu 26/07/2024 02:47

Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
7h ngày 25/7/2024, tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (trước đây là Trường Nguyễn Gia Thiều), Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh, học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều thực hiện Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường (niên khoá 1957-1963).
Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều

Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh, học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều thực hiện Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường (niên khoá 1957-1963).

Tại buổi tưởng niệm, nhà giáo Lê Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - một cựu học trò của nhà trường, nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời cống hiến cho dân tộc. Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sống một cuộc đời vì nước, vì dân vô cùng cao đẹp, như "Một ngôi sao sáng, một ngọn lửa không bao giờ tắt".

“Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là người chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhân hậu, trọng dân. Đồng chí đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đồng chí là nhà lãnh đạo có tư duy khoa học biện chứng, thực tiễn phong phú, có lối sống giản dị, gần gũi, thân tình. Đồng chí mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn của Đảng ta, Nhân dân ta. Trường Nguyễn Gia Thiều mất đi một cựu học sinh ưu tú, xuất sắc, một nhân cách lớn trong đạo nghĩa tình thầy trò.

Để noi gương đồng chí Tổng Bí thư, tôi đề nghị mỗi nhà giáo, cán bộ, nhân viên và học sinh của trường hãy biến những lời căn dặn, chỉ đạo của Tổng Bí thư làm kim chỉ nam trong xây dựng sự nghiệp giáo dục, tích cực đổi mới từng bài học chất lượng hơn, hiệu quả hơn; rèn luyện phẩm chất, đạo đức theo gương của đồng chí Tổng Bí thư, cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều niên khoá 1957 – 1963…” - nhà giáo Lê Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhấn mạnh.

Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Học sinh nhà trường nghiêm trang làm lễ
Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Với các thầy, cô giáo Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, kỷ niệm về Tổng Bí thư - cựu học sinh của trường là những ký ức đẹp đẽ còn sống mãi với thời gian
Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Các nhà giáo xúc động, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nhà lãnh đạo mẫu mực, hết lòng vì đất nước, Nhân dân
Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Mỗi lần về thăm trường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn căn dặn các em học sinh nỗ lực, phấn đấu trong học tập, sau này góp công sức của mình xây dựng Thủ đô và đất nước

Tại ngôi trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư có hơn 6 năm gắn bó. Lần về thăm trường cũ, Tổng Bí thư kể ngày xưa, thời còn đi học, trường lớp chật chội, nhà tranh, mái lá, sân đất, thư viện, phòng thí nghiệm thiếu thốn. Học sinh ngày ấy phần lớn ở xa trường, phương tiện đi lại rất khó khăn, hầu hết tự đi bộ hàng chục cây số. Nhà Tổng Bí thư ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, để sang trường phải đi đò qua sông Đuống.

Những hôm trời mưa rét, ông phải nghỉ lại trường cùng với thầy giáo chủ nhiệm Lê Đức Giảng nên có nhiều kỷ niệm sâu sắc với thầy. Nhiều học sinh, trong đó có Tổng Bí thư phải ở nhờ, ở trọ, vừa học, vừa làm thêm để kiếm sống. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng Tổng Bí thư luôn cố gắng, vươn lên và đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Thời gian học tập tại trường, ông làm lớp trưởng, bí thư chi đoàn, luôn có tên trong các cuộc thi học sinh giỏi, đặc biệt là môn Văn.

Khi đang học lớp 10, ông tự tin thể hiện nhiều bài thuyết trình dài trong các buổi ngoại khóa về một đề tài xã hội như: thân phận của người nông dân trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng; thân phận của người phụ nữ trong thơ của Tố Hữu.

Ông cũng từng làm nhiều bài thơ khi còn đi học, trong đó có bài thơ “Năm cuối cùng của đời học phổ thông” được ông viết vào tháng 9/1962. Những câu thơ trong bài thơ này đầy xúc động, thể hiện sự trăn trở của cậu học trò Nguyễn Phú Trọng thuở đó:

“Làm gì đây cho đời thêm ý nghĩa

Năm cuối cùng của đời học phổ thông

Hay cứ để cuộc đời trôi lặng lẽ

Theo thời gian tẻ ngắt, lạnh lùng?”

Suốt những năm qua, kỷ vật về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhà trường giữ gìn cẩn thận. Đặc biệt nhất có lẽ là cuốn sổ ghi nhận xét của thầy, cô giáo về cậu học trò Nguyễn Phú Trọng năm xưa, có dòng nhận xét: “Được xếp loại Giỏi. Học giỏi đều các môn. Có tinh thần tranh thủ học tập. Nhiệt tình trong lao động. Có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Có nhiều đóng góp xây dựng tập thể tốt. Tư cách tốt, thái độ với thầy và bạn tốt. Đáng khen”.

Năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm thầy cô và trường cũ. Khi đó, ông là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng vẫn luôn dành sự thành kính, chân tình với các thầy cô. Ông nói: "Em báo cáo các thầy, các cô bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng khi về trường em xin phép các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, cựu học sinh của nhà trường. Trong buổi lễ, các thầy cũng giới thiệu em là cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng. Em cũng xin phép được phát biểu cảm tưởng về những kỷ niệm của thời học sinh, về những kỷ niệm đẹp với các thầy, các cô và các bạn học".

Có lần, về gặp mặt bạn cũ, ông nhờ người chở mình bằng xe máy. Gặp thầy cô, bạn bè, ông nói: "Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân!".

Tình cảm sâu sắc của Tổng Bí thư dành cho thầy cô, bạn bè, ngôi trường xưa càng khẳng định giá trị tốt đẹp trong lối sống thanh cao, bình dị, khiêm nhường của ông. Đó là gìn giữ đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo với thầy cô; chân thành, trước sau như một với bạn bè.

Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng khi gặp lại thầy giáo chủ nhiệm Lê Đức Giảng. Ảnh: VOV

Nhà giáo Lê Trung Kiên chia sẻ, về thăm trường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều ân cần thăm hỏi thầy cô, bạn bè và các thế hệ học sinh của trường. Tổng Bí thư tin tưởng rằng với truyền thống 70 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành, với nhiều thành tích và kinh nghiệm đã tích lũy được, trong thời gian tới, trường THPT Nguyễn Gia Thiều sẽ tiếp tục phát triển, thu được nhiều kết quả to lớn, tốt đẹp hơn nữa, đáp ứng tốt những yêu cầu mới ngày càng cao hơn, khó hơn, xứng đáng với truyền thống, xứng đáng với danh xưng Nguyễn Gia Thiều, xứng đáng với sự tin yêu, tin cậy và đòi hỏi của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người Cộng sản chân chính sống mãi trong lòng dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người Cộng sản chân chính sống mãi trong lòng dân tộc
Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Ngày 25/7/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Hộ Ninh, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam dự các hoạt động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ca-na-đa rất coi trọng sự ủng hộ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong quá trình hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, điều đó đã mang lại mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả vì lợi ích chung của người dân hai nước...
Tại làng Lại Đà, Hà Nội: Hàng chục nghìn người trên mọi nẻo đường đất nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại làng Lại Đà, Hà Nội: Hàng chục nghìn người trên mọi nẻo đường đất nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội (quê hương Tổng Bí thư) được tổ chức trang trọng. Hàng chục nghìn người từ khắp nơi đổ về bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư hết lòng vì nước, vì dân.
Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1 làm Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1 làm Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đúng 6h ngày 25/7, cán bộ, chiến sĩ Hải quân ở các điểm, đảo trên huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1/9 (Vùng 2 Hải quân) đã làm lễ treo cờ rủ và tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Bí thư Quân ủy Trung ương.
Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều

Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều

7h ngày 25/7/2024, tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (trước đây là Trường Nguyễn Gia Thiều), Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh, học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều thực hiện Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường (niên khoá 1957-1963).
Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm ấm áp, sâu sắc của Nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm ấm áp, sâu sắc của Nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự ra đi của Tổng Bí thư đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với người dân Hà Nội và cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người Cộng sản chân chính sống mãi trong lòng dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người Cộng sản chân chính sống mãi trong lòng dân tộc

Khi nhắc đến tấm gương đạo đức và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa đặt tay lên ngực, vừa nói: ''Nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết một câu, trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim, sâu sắc lắm”. Giây phút ấy khiến ai cũng xúc động về một nhà lãnh đạo mẫu mực, một nhân cách lớn, hết lòng cống hiến cho đất nước, Nhân dân. Ở Tổng Bí thư luôn sáng mãi một trái tim yêu nước, yêu dân, kiên trung, bản lĩnh, bình dị mà vĩ đại.
Ngân hàng gen - dấu mốc mới trên hành trình tìm lại tên liệt sĩ

Ngân hàng gen - dấu mốc mới trên hành trình tìm lại tên liệt sĩ

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ”.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động