Thứ sáu 22/11/2024 09:09
Chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn Hà Nội:

Lấy ý kiến rộng rãi từ các cơ quan quản lý đến Nhân dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội vừa tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn TP và lấy ý kiến góp ý Luật Đất đai (sửa đổi)”. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai kết luận Hội nghị.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai kết luận Hội nghị.

Trình bày báo cáo của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn cho biết, hàng năm, công tác thu hồi đất giao đất, cho thuê đất đã góp phần tạo nguồn thu ngân sách từ đất hàng năm khoảng 20.000 - 28.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% - 18% tổng nguồn thu ngân sách TP, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Thủ đô.

Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức 3.179 đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi 2.403 tỷ đồng và hơn 1.855ha đất, kiến nghị xử lý 512 tập thể, 698 cá nhân; xử phạt vi phạm 465,2 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra 39 vụ việc. Theo thống kê, số vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đã được TP chỉ đạo giải quyết là 30.896 vụ. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi 26,9 tỷ đồng và gần 17,7ha đất…

Từ những bất cập về quản lý, thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn, UBND TP Hà Nội kiến nghị rà soát bất cập về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị (gồm cả các dự án đấu giá quyền sử dụng đất). Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế thu hồi đất của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong quá trình rà soát, sắp xếp tài sản công theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; có quy định chế tài đủ mạnh để thu hồi đất tại các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, vi phạm pháp luật về đất đai...

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế cụ thể để nhà đầu tư tham gia ứng vốn vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thỏa thuận với người có đất thu hồi đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; xem xét xây dựng chính sách thuế phù hợp nhằm điều tiết thị trường bất động sản; thu lũy kế tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng, người sử dụng đất nông nghiệp nhưng bỏ hoang, không đưa đất vào sử dụng...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai cảm ơn các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, DN, hiệp hội. Các ý kiến đều khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của Luật Đất đai trong cuộc sống.

Các cơ quan tham mưu hiện đang tích cực lấy ý kiến rộng rãi từ các cơ quan quản lý đến Nhân dân, trong đó có những vấn đề về kết cấu, quan điểm, nguyên tắc, khái niệm, giải thích từ ngữ. Các đại biểu cũng đóng góp những ý kiến xác đáng về công tác quản lý, những bất cập trong công tác này trong thời gian qua; hành vi cấm, xử phạt vi phạm; công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB tái định cư; giá đất, bản đồ giá đất; hệ thống cơ sở dữ liệu, quyền tiếp cận thông tin về đất đai; sự đồng bộ giữa Luật Đất đai với các luật khác.

Sử dụng gầm cầu cạn làm bãi đỗ xe, giảm áp lực giao thông cho các TP lớn
7 nội dung quan trọng được lấy ý kiến
Lấy ý kiến về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
Hà Nội lấy ý kiến xây dựng nhà hát Opera bên Hồ Tây
Quân Đào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động