Thứ tư 01/05/2024 03:24

Giới trẻ

Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử cách đây hơn 4 thế kỷ, tiểu phẩm phỏng dựng đám cưới Nhật theo nghi lễ Thần Đạo là một điểm nhấn trong Dạ Nguyệt Phồn Hoa. Đó là đám cưới giữa công chúa Ngọc Hoa và chàng rể Nhật Bản - thương nhân Araki Sotaro.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Năm 1619, lần đầu tiên người ta được chứng kiến một lễ cưới long trọng của nàng dâu Việt Nam - công chúa Ngọc Hoa và chàng rể Nhật Bản - thương nhân Araki Sotaro, với mục đích ban đầu là thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa Nhật Bản và Nhà nước An Nam thời bấy giờ. Mối tình đặc biệt ấy đã trở thành một truyền kỳ nổi tiếng ở Nagasaki, và cũng là một trong rất nhiều minh chứng cho sự gắn kết giữa hai đất nước.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Theo Nhà sưu tầm Nhật phục Nguyễn Duy Long, lễ kết hôn trước thần linh được cho rằng cử hành lần đầu vào năm Minh Trị thứ 33 (1900), cho hoàng thái tử Yoshihito, người sau này là Đại Chính thiên hoàng. Đây là một trong những điểm khác biệt lớn nhất so với đám cưới Việt Nam chúng ta, thay vì tổ chức ở hai bên gia đình, những nghi thức của lễ cưới truyền thống của Nhật Bản thường được diễn ra ở điện thờ Thần Đạo (Shinto). Thần Đạo (Shinto) là tôn giáo truyền thống, mang tính độc nhất của người Nhật. Điều đặc biệt, ở Việt Nam cũng có một lễ cưới được cử hành theo nghi thức Phật Giáo đó là lễ Hằng Thuận, tổ chức trong chùa, trước sự chứng giám của Đức Phật. Một lễ cưới theo nghi thức của Thần Đạo sẽ diễn ra theo 5 lễ chính.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Bắt đầu buổi lễ, theo sự dẫn dắt của Thần chủ và vu nữ, cô dâu chú rể và theo sau là đoàn người dự lễ, hàng lối chỉnh tề tiến vào Điện thờ. Lễ cưới truyền thống đối với người Nhật Bản là một sự kiện mang tính biểu tượng vô cùng sâu sắc, khi nó đánh dấu thời khắc hai cá thể cùng nhau thực hiện lời hứa thề non hẹn biển, chung thủy đến mai sau. Trước khi vào buổi lễ chính, Thần chủ thực hiện nghi lễ thanh tẩy, theo các ghi chép từ thời Heian cách đây một nghìn năm, những lời này dùng để kêu gọi sự trợ giúp của các vị thần mang sức mạnh để xóa bỏ tội lỗi và tiêu cực, từ đó thanh tẩy và xóa bỏ những điều xui xẻo, ô uế biến chúng thành những điều tốt đẹp hơn. Sau khi Thần chủ thực hiện xong, toàn bộ mọi người tham gia sẽ đứng lên cúi người như để nhận lấy những sự thanh tẩy ấy.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Trong buổi phỏng dựng lễ cưới, có sự xuất hiện của 2 Thần chủ gồm 1 chủ tế mặc trai phục (saifuku - áo trai giới), 1 phó tế mặc tịnh y (joe - áo thanh sạch). Cô dâu mặc Iro-uchikake, một loại kimono sặc sỡ dành cho đám cưới. Chú rể mặc Montsuki haori hakama, bộ đồ dành cho những sự kiện trang trọng. Gia đình và bạn bè tùy điều kiện sẽ mặc những bộ kimono lịch sự.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Tiếp đến là nghi thức tụng norito (chúc từ). Đây là những lời dâng lên thần linh, được viết bằng dạng văn tuyên mệnh thời Nara cách đây hơn một nghìn năm. Đối với hôn lễ, norito thường có nội dung chứng giám cho hôn sự trước vị thần bản địa, thiên tổ Izanagi và Izanami; chúc cho vợ chồng hòa thuận, con đàn cháu đống, gia nghiệp phồn vinh.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Theo Thạc sĩ Đoàn Duy Thành - Giáo viên Lịch sử trường UKA Hạ Long, Quảng Ninh: "Một điểm chung giữa đám cưới Việt Nam và Nhật Bản đó là giới trẻ ngày nay tổ chức cưới xin đã lược bỏ đi những nghi thức rườm rà. Tuy nhiên, theo khảo sát, giới trẻ ngày nay đang ngày càng có ý thức muốn tìm về những giá trị truyền thống xưa. Tuy rằng những cái không cần thiết có thể lược đi nhưng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, độc nhất của dân tộc thì cần được giữ lại. Đó cũng là một cách để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống".
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Văn hóa Nhật Bản vốn được yêu thích tại Việt Nam những năm gần đây. Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, những sự kiện văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam trở thành cầu nối tìm hiểu văn hóa của 2 nước Việt - Nhật với giới trẻ. Đây là lần đầu tiên, một đám cưới theo nghi thức Thần Đạo được phỏng dựng chi tiết.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Thêm một nét tương đồng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam cùng với Nhật Bản đó chính là nghi thức đôi dâu rể cùng nhau uống những chén rượu trong lễ thành hôn, tuy vậy, mỗi nước lại có một nét độc đáo riêng của chính mình. Nếu Việt Nam gọi là tục giao bôi thì trong văn hóa, Nhật Bản, nghi thức được mang tên San-san-kudo. Đây là một nghi thức đặc biệt và quan trọng trong lễ cưới. Trong nghi thức này, chú rể và cô dâu uống ba ly rượu sake lần lượt để thể hiện sự cam kết của họ đối với nhau và gia đình. Mỗi lần uống, họ trao đổi lời thề và hứa hẹn.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Sự cam kết của một cuộc hôn nhân không chỉ dừng lại ở nàng dâu, chàng rể và hai bên gia đình, mà hôn nhân, đó là một quá trình gắn kết hai mảnh đời, linh hồn vào nhau, cho đến hết cuộc đời. Với sự đặc biệt và quan trọng đến thế, không thể không có sự chứng giám của thần linh. Vào thời khắc này, nghi thức Seishisoujou được diễn ra, đôi uyên ương sẽ cùng nhau đọc lời thề trước khi thành vợ chồng, một sự khẳng định chắc chắn nữa cho sự lựa chọn của cuộc đời họ, trước mặt những vị thần tôn nghiêm. Lời thề đọc trước thần linh được viết lên dựa vào sự kì vọng của đôi uyên ương với tương lai và đời sống hôn nhân của hai người, tuy nhiên cũng sẽ có những phần như sau: Thông báo với thần linh sự thành duyên của 2 người. Chú rể đọc lời tuyên thệ cũng như kì vọng trong tương lai về bạn đời của mình.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam

Sau khi lần lượt đọc lời thề với đối phương trước sự chứng giám của thần linh, cô dâu và chú rể dâng Tamagushi lên bệ thờ. Tamagushi là một nhành sakaki có gắn shide, kết nối con người và các vị thần. Tamagushi đề cập đến chính mình, và cống hiến Tamagushi có nghĩa là "dâng mình cho thần linh". Nó được thực hiện theo thứ tự của cô dâu và chú rể, người mai mối (bà mối) và đại diện của cả hai gia đình.

Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Cuối cùng, Thần chủ chúc phúc cho cô dâu và chú rể, mong họ có thể gắn bó và hạnh phúc với nhau trên con đường phía trước.
Lần đầu phỏng dựng đám cưới của người Nhật Bản theo nghi lễ Thần Đạo tại Việt Nam
Khi các phần lễ đã xong xuôi, cô dâu chú rể, quan viên hai nhà cùng nhau từng đôi một tiến đến trước bàn thờ cúi chào và họ có thể ra về. Vào buổi đêm sau khi làm lễ xong xuôi, cô dâu sẽ được rước về nhà chồng. Một đoàn người khoảng 4 đến 6 người sẽ đại diện nhà trai rước nàng về dinh, đó cũng là cách mà nhà trai thể hiện sự chấp thuận cô con dâu này đối với nhà gái. Nhà gái cũng sẽ có một buổi lễ tiễn con, họ sử dụng một chai rượu sake gọi là "Senzaburō" để chúc phúc cho người con của mình có một cuộc sống hôn nhân bình yên và tốt đẹp.

Nếu gia đình phía gái có địa vị xã hội cao, một nghi lễ đặc biệt, Kazoku-iri: được tổ chức để chào đón cô dâu vào gia đình chồng. Gia đình phía trai sẽ tổ chức một buổi tiệc lớn và trọng thể để mời các thành viên của gia đình cùng với các khách mời quý tộc khác để bày tỏ sự kính trọng của mình. Để kết thúc sự kiện trọng đại này, một buổi tiệc mừng cưới được tổ chức sau đám cưới. Và bữa tiệc này cũng khá giống với tiệc cưới ở Việt Nam, nơi không chỉ gia đình mà cả bạn bè của cả hai bên tham gia để chúc mừng và chia vui với cặp đôi trẻ.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động