Làm giả con dấu tài liệu có thể đối diện mức án 7 năm tù
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng cầm đầu Lê Xuân Giáp (X) cùng đồng bọn làm giả giấy tờ và một số tang vật thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp |
Triệt phá đường dây làm giả các loại giấy tờ qua mạng xã hội
Cơ quan CSĐT CA huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Xuân Giáp, SN 1994; Trịnh Thị Thu, SN 1995; Nguyễn Văn Tĩnh, SN 1999; Đặng Văn Nam, SN 2001 (cùng trú tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và Hoàng Thị Hạnh, SN 1983 (trú tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, CA huyện Hà Trung phát hiện trên mạng xã hội xuất hiện nhiều trang Fanpage chạy quảng cáo tự động với nội dung “nhận làm giấy phép lái xe các hạng A1, A2, B1, B2…”, và “Đăng ký xe mô tô, ô tô”.
Căn cứ vào kết quả xác minh và các tài liệu thu thập được, ngày 17/5, CA huyện Hà Trung đã huy động lực lượng tiến hành kiểm tra và thi hành lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở của 5 đối tượng trên. Qua khám xét, công an thu giữ 2 bộ máy để làm giả giấy tờ (gồm máy tính, máy in màu, máy ép, máy scan, máy dập, máy cắt, máy khắc dấu), nhiều con dấu giả, phôi đăng ký xe, giấy phép lái xe…
Bước đầu, đối tượng Lê Xuân Giáp khai nhận, do nợ nần nhiều, từ đầu năm 2024, Giáp đã chỉ đạo những người trên sử dụng máy vi tính thực hiện việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook về việc nhận làm các loại giấy tờ giả như: giấy đăng ký xe; giấy khám sức khỏe; giấy phép lái xe... trong đó chủ yếu là các giấy đăng ký xe (gồm cả mẫu cũ và mẫu mới) với hình thức chuyển phát nhanh EMS của Bưu điện Việt Nam, nhận hàng trước và thanh toán tiền sau (gửi hàng ship COD).
Khi có khách đặt hàng, nhóm này đã in các loại giấy tờ giả, đóng gói kín và câu kết với Hoàng Thị Hạnh là nhân viên Bưu cục Đò Lèn, thị trấn Hà Trung để chuyển phát nhanh số giấy tờ giả này cho khách hàng qua thư EMS. Mỗi loại giấy tờ giả, Giáp thu từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và chia cho các đối tượng trong ổ nhóm của mình theo tỉ lệ thỏa thuận.
Với thủ đoạn trên, từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, nhóm này đã làm giả và tung ra thị trường trên cả nước khoảng 2.000 giấy phép lái xe và đăng ký xe giả, thu lời bất chính khoảng 1,5 tỉ đồng. Vụ việc đang được CA huyện Hà Trung mở rộng điều tra.
Hành vi gây nguy hại cho xã hội
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, với hành vi làm giả các loại giấy tờ như: giấy khám sức khỏe; giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe… việc Cơ quan CSĐT CA huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” là có cơ sở.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái viện dẫn, tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội "Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được pháp luật quy định tại khoản 3 khoản 4 Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: (i) làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên, (ii) sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, (iii) thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, luật sư Nguyễn Hồng Thái cũng cho biết, hành vi làm giả hiấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe… nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, việc sử dụng giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe giả cũng bị xử lý rất nghiêm khắc. Pháp luật quy định người có hành vi sử dụng giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại khoản 11 Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, mức xử phạt phụ thuộc vào loại phương tiện do người đó sử dụng, cụ thể:
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, người sử dụng giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe giả để qua mắt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội “Làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức”, theo Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy, việc làm giả hay sử dụng giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe giả đều được pháp luật quy định rõ ràng và có những khung hình phạt tương xứng với từng hành vi. Việc các đối tượng bất chấp luật pháp buôn bán, sử dụng giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe giả là hành vi vi phạp pháp luật và gây nguy hại cho xã hội.
Bắt đối tượng làm giả giấy tờ tuỳ thân để đánh bạc trực tuyến lên đến hàng chục tỷ đồng | |
Từ việc kiểm tra hành chính, lộ đường dây làm giả giấy tờ | |
Làm giả giấy tờ để bán đất nhận khoán |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại