Thứ ba 16/07/2024 12:48
Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỷ nguyên mới cho khu công nghệ cao ở Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua quy định về việc phân quyền cho UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao (CNC) trên địa bàn TP là điều kiện rất tốt, mở ra kỷ nguyên mới cho khu CNC ở Hà Nội. Đồng thời khắc phục được những khó khăn, vướng mắc mà các khu CNC đang gặp phải.
Phối cảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: N.M
Phối cảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: N.M

Hà Nội được thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua có nhiều điểm mới. Trong đó, UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu CNC trên địa bàn TP, ban hành quy chế hoạt động của các khu CNC do UBND TP thành lập.

Bên cạnh đó, Luật Thủ đô còn quy định, UBND TP Hà Nội được phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý (BQL) khu CNC thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, quản lý đất đai trong phạm vi khu CNC Hòa Lạc; dự án đầu tư và hoạt động tại khu CNC được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về CNC và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, Luật cũng nêu, khu CNC Hòa Lạc là khu vực nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, ứng dụng CNC, đào tạo nhân lực CNC, sản xuất sản phẩm CNC và đổi mới sáng tạo trọng điểm của đất nước và Thủ đô; là điểm thử nghiệm, thí điểm về cơ chế, chính sách cho việc phát triển CNC và các khu CNC trong cả nước.

BQL khu CNC là tổ chức hành chính thuộc UBND TP, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các khu CNC trên địa bàn Thành phố.

Cùng với đó, HĐND TP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này; việc thực hiện quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố; cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ để thu hút nguồn nhân lực CNC làm việc tại khu CNC và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại khu CNC;

Việc xác định mức thu, việc thu, nộp, sử dụng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn trả của người sử dụng đất tại khu CNC Hòa Lạc; chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn trả đối với một số trường hợp cụ thể; việc xác định mức thu, việc thu, nộp, sử dụng tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong phạm vi khu CNC Hòa Lạc.

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương). Ảnh: Phương Nga
TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương). Ảnh: Phương Nga

Chính sách đột phá giúp Ban quản lý chủ động điều hành khu công nghệ cao

Chia sẻ về Điều 24, TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua quy định về việc phân quyền cho UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu CNC trên địa bàn TP là điều kiện rất tốt, mở ra kỷ nguyên mới cho khu CNC ở Hà Nội. Đồng thời khắc phục được những khó khăn, vướng mắc mà các khu CNC đang gặp phải.

"Tôi đánh giá rất cao những nội dung được quy định trong Điều 24, Luật Thủ đô. Việc phân quyền cho Hà Nội được tự quyết trong việc xây dựng, phát triển khu CNC còn giúp giảm bớt các thủ tục hành chính. Hà Nội có thể căn cứ vào năng lực, nhu cầu phát triển của Thủ đô để có những quyết định, điều chỉnh phát triển khu CNC phù hợp, phát huy hiệu quả cao nhất. Việc bổ sung, hoàn thiện các quy định mang tính đột phá, vượt trội của Luật Thủ đô (sửa đổi) giúp cho khu CNC có nhiều hơn nữa cơ hội, thuận lợi để phát triển"- TS. Lê Quốc Phương chia sẻ.

Theo TS. Lê Quốc Phương, trong Điều 24, nổi bật là nhóm giải pháp chính sách về quy định vượt trội bố trí vốn ngân sách của TP hỗ trợ khu CNC của TP nhanh chóng xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đặc biệt là xây dựng khu nhà ở lưu trú cho người lao động thuê. Cùng với đó, việc được phép ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi riêng, hỗ trợ đầu tư cao nhất theo quy định của Luật về CNC và quy định khác của pháp luật đối với dự án đầu tư và hoạt động tại khu CNC sẽ là lực hút DN đến đầu tư tại địa phương.

Ngoài ra,việc công nhận BQL khu CNC Hòa Lạc là tổ chức hành chính thuộc UBND TP thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các khu CNC cũng là một đột phá, tạo cơ sở cho BQL chủ động điều hành khu CNC. Trong đó, có thể kể đến những đặc quyền như thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi khu DN và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, quản lý đất đai trong phạm vi khu CNC Hòa Lạc khi được UBND TP phân cấp, ủy quyền.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao được quy định tại Nghị định số 10/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Cần đưa ra cơ chế riêng cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc Cần đưa ra cơ chế riêng cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, Khu công nghệ cao Hòa Lạc hoàn toàn khác ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động