Cần đưa ra cơ chế riêng cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5. Ảnh: Quốc hội |
Thu hút nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu dự án
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Phan Đức Hiếu – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho biết, đại biểu góp ý vào khoản 2 Điều 24, trong đó, tại điểm b cần phải bổ sung thẩm quyền ai sẽ quyết định danh mục dự án này để tổ chức đấu thầu, nếu như không quy định thẩm quyền mà chỉ nói là được đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với khu vực đất đấy thì sau này sẽ tranh cãi là HĐND hay UBND hay thẩm quyền của ai.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị rà soát khoản 2 để đảm bảo hoàn toàn tương thích với Luật Đất đai liên quan đến việc đấu giá và giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu đối với dự án có sử dụng đất. Đồng thời, tại điểm c quy định cho phép một số dự án ở trong khu công nghệ cao đang thực hiện nhưng nay được chuyển mục tiêu sang mục tiêu khác.
"Tôi cho rằng dùng cụm từ "chuyển đổi mục tiêu" chưa đủ rõ ràng và sẽ gây tranh cãi. Tôi đề nghị chuyển cụm từ này bằng cụm từ "chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ mục tiêu dự án sang thực hiện dự án khác để đảm bảo tính khả thi", rõ ràng và nhất quán trong việc thực thi"- đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang hoàn toàn đồng tình đối với các dự án đầu tư ở Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc thì cho phép được thực hiện thủ tục thu hút nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu dự án đầu tư.
Thực tế các dự án này theo Luật Đất đai thì đây là đất sạch nên TP xin chủ trương này. Tuy nhiên, đại biểu Thịnh cho rằng, ở đây có một thứ có thể cân nhắc loại trừ. Bởi vì trong Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc có những dự án, ví dụ như là những khu dịch vụ thể dục, thể thao hoặc là sau này có thể phát sinh các dự án khu nhà ở, nếu thực hiện lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn chủ đầu tư thay vì không đấu giá thì có được hay không? Vấn đề này cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Còn nếu đã rõ vấn đề này ngay từ đầu thì cũng nên đề cập trong luật.
Đại biểu Lý Thị Lan – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5. Ảnh: Quốc hội |
Khu công nghệ cao bao gồm các chức năng
Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đồng tình với nhiều đại biểu đã phát biểu trước đây về Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập từ năm 1998 và hoàn toàn khác biệt so với Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, bởi vì khi thành lập khu công nghệ này muốn thành lập một mô hình không phải chỉ chuyên sản xuất mà trong đó có cả các chức năng về nhà ở, các chức năng thương mại, dịch vụ, như một khu đô thị phát triển ở cấp cao dành cho đội ngũ chuyên gia, những nhà khoa học làm khu công nghệ đó. Chính vì vậy, không thể áp dụng các cơ chế quản lý khu công nghệ cao Hà Nội như cơ chế quản lý với các khu công nghiệp hiện nay đang được xây dựng ở trong Luật Đất đai 2024 mà cần phải đưa ra cơ chế riêng cho khu công nghệ cao này trong Luật Thủ đô.
Cùng góp ý vào Điều 24, đại biểu Lý Thị Lan – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang tán thành các quy định tại khoản 1 Điều 24 về phân quyền cho UBND TP Hà Nội quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao và ban hành quy chế hoạt động của các khu công nghệ cao do mình thành lập, phù hợp với năng lực và nhu cầu phát triển của Thủ đô. Đại biểu cũng đồng tình cao việc quy định nguyên tắc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất cho các dự án hoạt động đầu tư vào khu công nghệ cao. Các biện pháp ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao đến làm việc tại khu công nghệ cao.
Nhóm các quy định về vị trí pháp lý của Ban Quản lý khu công nghệ cao và các quy định phân quyền của chính quyền TP cho Ban Quản lý khu công nghệ cao trực tiếp thực hiện một số thẩm quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng tại khoản 3, tương xứng với vị trí là một tổ chức hành chính trực thuộc UBND TP Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô.
Tăng đại biểu Hội đồng Nhân dân chuyên trách là giải pháp quan trọng | |
Cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ tạo động lực để Thủ đô bứt phá | |
Nghiên cứu khu phát triển thương mại và văn hóa có phạm vi trải rộng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại