Thứ tư 24/04/2024 12:57

Ảnh

Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau chanh tứ quý bonsai, một nghệ nhân tại Văn Giang (Hưng Yên) tiếp tục thành công lai ghép giống cây này trên gốc bưởi cổ thụ được chào bán với giá hơn 100 triệu đồng/cây trong dịp Tết Nguyên đán.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Vườn cây cảnh của anh Nguyễn Văn Hưng (Văn Giang, Hưng Yên) đang ở vào thời kì đẹp nhất chuẩn bị cho Tết Nguyên đán với những gốc cây cổ thụ giá trị tới hàng trăm triệu đồng.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Trước đây, anh Hưng đã giới thiệu giống chanh vàng tứ quý bonsai và được người dân Hà Nội ưa thích. Năm nay, anh Hưng đã thử nghiệm thành công việc lai ghép giống chanh này trên gốc bưởi cổ thụ.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Khu vườn ươm của gia đình anh Hưng hiện có 16 cây chanh cổ thụ, những cây chanh này có giá từ vài triệu đồng đến khoảng hơn 100 triệu đồng và cây đắt nhất có giá tới 200 triệu đồng.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
"Chanh vàng là giống nhập ngoại nên có phần không hợp với khí hậu Việt Nam. Trồng thành cây thì chăm sóc rất khó khăn, nhiều sâu bệnh nhưng khi ghép vào gốc bưởi thì cây lại sinh trưởng và phát triển khá tốt" - anh Hưng chia sẻ thêm
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Mỗi mắt chanh tứ quý hoặc chanh đào khi được ghép vào gốc bưởi đòi hỏi người thợ phải chăm sóc tỉ mỉ trong vòng 4 năm thì cây mới có thể sống và phát triển tốt.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
HIện tại, các mắt chanh tứ quý đều được anh Hưng ghép vào các gốc bưởi cổ thụ hàng chục năm.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Để có được một cây lên dáng chuẩn "độc lạ”, tầng tầng, lớp lớp tán cho ra trái xum xuê, nhà vườn phải mất nhiều năm lao động miệt mài với lòng yêu nghề thực sự.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Muốn cành quất, chanh sống khoẻ và cho ra trái trên gốc bưởi cổ thụ, phải trải qua 2 bước lớn. Đầu tiên phải ghép cành quýt lên thân bưởi, đợi những cành quýt này qua một vụ đơm quả. Sau đó mới ghép cành quất vào những cành quýt đã ghép trên thân bưởi.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Để tạo thêm màu sắc và giá trị cho chanh bonsai, chủ vườn còn ghép thêm chanh đào hoặc bưởi với ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ, đầm ấm.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Bên cạnh đào và quất, thị trường cây cảnh chơi Tết những năm gần đây có sự đa dạng hơn về các giống cây.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
"Ưu điểm của dòng chanh tứ quý là chơi được rất lâu, khoảng từ 3 đến 4 năm. Bởi vì cây chanh ra hoa quanh năm, chơi hết lớp quả này lại gối tiếp lớp quả khác. Khi quả đã chín vàng vẫn có thể chơi được vài tháng nữa" - anh Hưng chia sẻ thêm.
Kỳ công lai ghép giống chanh tứ qúy trên gốc bưởi cổ thụ phục vụ Tết Nguyên Đán
Mặc dù có giá khá cao và không dành cho số đông nhưng những gốc cây cảnh giá trị nhà anh Hưng đã được đặt cọc hết từ trước Tết.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động