Kỳ 4: Áp dụng thủ tục rút gọn…
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Chánh án TAND quận Ba Đình Lê Thị Minh Huệ. |
Thủ tục rút gọn được áp dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn xét xử
Phó Chánh án TAND quận Ba Đình, Chủ tọa phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Văn Tỉnh, SN 1982, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội, tội "Chống người thi hành công vụ", nhận án phạt 12 tháng tù, thẩm phán Lê Thị Minh Huệ, cho hay, thực hiện theo hướng dẫn của Nghị quyết 45 ngày 30-3-2020, của TAND TC hướng dẫn về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống Covid-19 và theo hướng dẫn mới nhất (Văn bản số 141A của TAND TC), TAND quận Ba Đình đã sớm đưa vụ án này ra xét xử.
Về mặt tố tụng, vụ án liên quan đến bị cáo Tỉnh được điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn. Vụ án xảy ra ngày 21-3-2020, ngày 20-4-2020, CQCA ra Bản kết luận điều tra và Thông báo kết quả điều tra. Hồ sơ vụ án được chuyển VKSND cùng cấp ngày 21-4-2020 truy tố bị can Đặng Văn Tỉnh về tội "Chống người thi hành công vụ".
Ngay sau đó, TAND quận Ba Đình nhận hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử và trong vòng 6 ngày mở phiên tòa. Theo quy định mới tại Điều 455 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 giúp cho thủ tục rút gọn được áp dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn xét xử.
Theo đó, Điều 319 Bộ Luật TTHS năm 2003 nêu, thủ tục rút gọn được áp dụng khi có đủ các điều kiện (người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng...).
Thẩm phán Lê Thị Minh Huệ cho biết, tại tòa, bị cáo Tỉnh tỏ ra ăn năn. Bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Căn cứ hồ sơ vụ án, thái độ của bị cáo, HĐXX đã tuyên bị cáo 12 tháng tù là mức án đảm bảo răn đe, phòng ngừa, nhất là trong thời điểm cả nước chống dịch như chống giặc, vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phục vụ chính trị địa phương.
"Thực hiện đúng chỉ đạo, TAND quận Ba Đình ưu tiên những vụ việc chuẩn bị giải quyết những vụ việc sắp hết hạn và những vụ việc liên quan đến việc phòng chống Covid-19. Theo hướng dẫn mới nhất của TAND TC, TAND quận Ba Đình đã bố trí phòng xử đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh " - thẩm phán Huệ cho biết.
Thời gian giải quyết vụ án chỉ hơn 1 tháng
HĐXX của TAND quận Đống Đa xét xử bị cáo Đỗ Thu Hà |
Như PL&XH đã thông tin, TAND quận Đống Đa, Hà Nội, vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 12 tháng tù đối với bị cáo Đỗ Thu Hà, SN 1977, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội, về tội “Chống người thi hành công vụ”, Điều 330, khoản 1- BLHS năm 2015.
HĐXX xác định, hành vi của bị cáo Đỗ Thu Hà là nguy hiểm cho xã hội, nhất là trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội. Do vậy, hành vi của bị cáo cần phải xử phạt nghiêm khắc để cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa chung.
Như vậy, tính từ thời điểm xảy ra vụ việc cho đến khi đưa ra xét xử vụ án này chỉ hơn 1 tháng. Điều này cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã rất khẩn trương thực hiện các thủ tục đảm bảo đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự để kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật, tạo sự răn đe chung cho toàn xã hội.
Chánh án TAND quận Đống Đa Đào Vĩnh Tường, Hà Nội cho biết, việc xét xử sớm vụ án này có ý nghĩa rất lớn. Trước đó, Hội đồng Thẩm phán TC đã kịp thời có hướng dẫn và xét xử nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn và TAND quận Đống Đa đã áp dụng hướng dẫn này trong xét xử vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh.
Quan tâm đến vụ xét xử, bà Phạm Thị Thanh Sơn, trú tại phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội, người theo dõi phiên xử bị cáo Đỗ Thu Hà cho biết: "Nhân dân chúng tôi rất đồng tình, ủng hộ việc xét xử nhanh các vụ việc như thế này để mang tính răn đe, phòng ngừa chung".
Có thể tháy, thực tế trong thời gian vừa qua không chỉ tại Hà Nội mà tại nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra rất nhiều các vụ việc chống người thi hành công vụ, đặc biệt liên quan đến công tác phòng chống dịch. Vì vậy, việc các cơ quan tố tụng của TP Hà Nội đưa ra xét xử sớm những đối tượng có hành vi coi thường pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong thời điểm dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay.
“Thủ tục đặc biệt”
Thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự là một “thủ tục đặc biệt” của tố tụng hình sự, là sự thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp; đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn giải quyết vụ án một cách nhanh chóng đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay.
Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trên theo thủ tục rút gọn là đúng quy tắc, không vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng. Về cơ bản, xét xử theo thủ tục rút gọn không phải đến thời điểm hiện tại mới được áp dụng mà đây là một thủ tục đã có từ lâu và được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự qua các thời kỳ.
Cụ thể, thủ tục rút gọn đã được áp dụng bắt đầu từ những quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đây là một trình tự thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng những vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, nhân thân người phạm tội rõ ràng.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua số lượng án hình sự được áp dụng theo thủ tục rút gọn là rất hạn chế bởi trong quá trình thực hiện còn có những vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Để khắc phục những hạn chế đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung để thủ tục rút gọn được áp dụng rộng rãi hơn trong tố tụng hình sự.
Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) đã quy định về thủ tục rút gọn tại Điều 456.
(Còn nữa)
Kỳ 3: Muôn mặt những kẻ phạm tội Hành vi chống đối hay mạo danh cán bộ phòng, chống dịch để trục lợi không chỉ bị dư luận lên án mà còn bị ... |
Kỳ 2: Án phạt trước mặt Vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 không chỉ đi ngược lại với mục đích bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của ... |
Kỳ 1: “Thần tốc” điều tra, truy tố, xét xử Dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc áp dụng xét xử các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh theo thủ tục rút ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại