Thứ năm 21/11/2024 18:21
Đấu tranh với tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng

Kỳ 3: Quyết liệt chống tin xấu, độc trên không gian mạng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bối cảnh vấn nạn tin giả, tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội tiềm ẩn những nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường với các thủ đoạn tinh vi, gây ra nhiều hệ lụy. Và cách tốt nhất là phủ xanh thông tin tích cực, “tăng sức đề kháng” để cộng đồng mạng “tự miễn dịch” với tin giả, tin xấu, độc trên không gian mạng.
Kỳ 3: Quyết liệt chống tin xấu, độc trên không gian mạng
Cuốn sách Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng

Xây dựng ý thức “đề kháng”

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân ở khu vực các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,… trong khi lực lượng cứu hộ cứu nạn và người dân gồng mình chống lũ dữ thì một số đối tượng lợi dụng lòng tin của công chúng để tung tin giả về bão lũ gây hoang mang dư luận.

Vừa qua, hình ảnh một cháu bé ở Mèo Vạc khóc nức nở với thông tin đi kèm là mẹ của bé bị lũ cuốn đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Tuy nhiên, sau đó giáo viên của em bé là cô Mai Thị Xoan (giáo viên lớp 1 điểm trường Mã Pì Lèng, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng, tỉnh Hà Giang) đã lên tiếng khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.

Cùng thời điểm, một thông tin sai sự thật khác liên quan tới bão lũ Hà Giang về cảnh cả gia đình chạy lũ cũng được chia sẻ rầm rộ. Trong clip, người chồng cố gắng đẩy vợ con trong chậu, di chuyển trong khu vực ngập nước. Tuy nhiên, chính quyền địa phương xã Ngọc Linh, tỉnh Hà Giang xác nhận đây chỉ là clip dàn dựng của một Youtuber ở Hà Giang nhằm muốn lấy lòng thương của cộng đồng.

Từ hai vụ việc trên có thể thấy, bất cứ hiện tượng, sự việc nào từ thực tiễn đời sống đều có thể bị lợi dụng, xuyên tạc, bôi nhọ hoặc suy diễn, quy chụp trên không gian mạng. Từ đó có thế thấy, mạng xã hội cho phép người dùng được thoải mái bày tỏ chính kiến, quan điểm, thái độ; cùng với đó là tính “ẩn danh”, “bình đẳng” khi sử dụng nút “like”, “bình luận”...

Vì không phải chịu trách nhiệm pháp lý hay kỹ thuật khi bày tỏ quan điểm yêu ghét cá nhân nên nhiều người tha hồ nói - viết - chia sẻ lên mạng xã hội những gì mình thích, những gì mình cho là “hay”, là “đúng”, trong khi không đủ kỹ năng, trình độ để phân tích thông tin, thông điệp mà các thế lực thù địch, phần tử xấu cố tình tạo dựng, lan tỏa.

Do đó, người dùng mạng xã hội nếu không được trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để tự xây dựng ý thức “đề kháng”, sẽ rất dễ rơi vào bẫy tin giả, tin xấu, độc tràn lan trên không gian mạng. Từ đó gây ra những hệ lụy khôn lường, vô hình trung tiếp tay cho các tin giả, tin tiêu cực, gây hoang mang dư luận xã hội.

Cùng với các biện pháp răn đe, xử phạt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều chiến dịch nhằm vận động, tuyên truyền, giúp người dân nhận biết, cảnh giác, nói "không" với các thông tin giả, thông tin xấu, độc.

Cụ thể, cuối năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng". Với cẩm nang này, người dùng mạng xã hội có thể tự trang bị các kiến thức cơ bản, biết sàng lọc và nhận biết tin giả cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khi tham gia mạng xã hội; có ứng xử phù hợp, hạn chế sự phát tán, ảnh hưởng của tin giả.

Mục tiêu hàng đầu của việc ban hành bộ cẩm nang này là nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng internet ở Việt Nam; cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin xấu, độc có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay.

Kỳ 3: Quyết liệt chống tin xấu, độc trên không gian mạng
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những tin xấu độc xuất hiện trên mạng xã hội.

Nâng cao trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng

Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, để ngăn chặn, loại bỏ các thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong đó có những thay đổi lớn về các chính sách quản lý mạng xã hội, cấp phép thiết lập mạng xã hội; quản lý hoạt động cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới, tăng cường triển khai biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông, mạng internet… với các quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, mạng xã hội, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng.

Cụ thể, bổ sung quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; khóa trang, kênh, tài khoản, ứng dụng; bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật; thực hiện xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam; bổ sung các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng mạng xã hội; bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tham gia quản lý không gian mạng; đẩy mạnh, triển khai các giải pháp truyền thông chủ động, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng thông qua tập huấn dưới nhiều hình thức…

Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường ứng dụng công nghệ để rà quét, phân tích dữ liệu, kiên quyết đấu tranh yêu cầu các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok… phải ngăn chặn, gỡ bỏ tin giả, thông tin xấu độc vi phạm pháp luật Việt Nam trên các nền tảng do các đơn vị này cung cấp; phát triển hiệu quả hệ thống các đường dây nóng, các phương tiện công nghệ thông tin như email, ứng dụng tin nhắn trên mạng xã hội để phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm và có biện pháp xử lý; chú trọng phát triển mạng xã hội trong nước, bảo đảm môi trường mạng xã hội lành mạnh, định danh được người sử dụng và cân bằng tỷ lệ người sử dụng với mạng xã hội nước ngoài.

Đồng thời có chính sách phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất sản phẩm có giá trị văn hóa, tinh thần phục vụ nhu cầu của độc giả theo phương châm lấy xây để chống, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, đẩy mạnh phát triển nội dung thông tin có ích trên mạng.

(còn nữa)

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hồ Chí Minh đã đưa ra “quy tắc 5K” để ngăn chặn hành vi ứng xử lệch lạc trên mạng xã hội cho sinh viên: Không tin ngay - Không kích động - Không vội đăng tải, bình luận - Không vội chia sẻ - Không thêm/bớt. Bên cạnh đó, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan cũng nhấn mạnh việc không tham gia vào những hành vi ứng xử kém văn minh sẽ giúp mỗi người tiết kiệm được thời gian, công sức và tránh những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lý; ứng xử văn minh trên mạng xã hội sẽ giúp người trẻ tránh được nguy cơ vi phạm pháp luật, góp phần lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp đến những người xung quanh.
Kỳ 1: Nguy cơ bủa vây từ các thông tin xấu, độc Kỳ 1: Nguy cơ bủa vây từ các thông tin xấu, độc

Sự phát triển của công nghệ số đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó là trên mạng xã ...

Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động