Đăng tải clip, hình ảnh bạo lực, cá nhân bị lột đồ, đánh đập là vi phạm pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLuật sư Nguyễn Doãn Hùng cho rằng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để tăng răn đe, giáo dục pháp luật, nhận thức cho những người dùng mạng xã hội với hành vi cả vô ý, cố ý đăng tải, phán tán các nội dung xấu, độc lên mạng xã hội. |
Chuyện những clip, thông tin, hình ảnh xấu độc được đăng tải, phát tán trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian qua diễn ra khá phổ biến. Ngoài hành vi cố tình đăng tải các thông tin, video, clip mang tính chất xấu, độc về nội dung lên các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo... thì còn một số người dùng chưa nhận thức rõ hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật, họ chỉ đơn giản cho rằng phát tán, chia sẻ nhằm để cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ, xử lý... Tuy nhiên, điều này lại vô tình tiếp tay để những thông tin đó thêm lan tỏa.
Điển hình như vụ việc nữ sinh lớp 7 tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An bị bạn học đánh đập rồi lột hết áo, được học sinh khác quay clip lại bằng điện thoại. Sau đó, clip này được lan truyền chóng mặt trên không gian mạng...
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Doãn Hùng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội nêu quan điểm: Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 gồm 7 Chương, 43 Điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật đã chỉ ra rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng. Cụ thể gồm: Hành vi sử dụng không gian mạng, các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và Nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Đăng tải các thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
Đăng tải các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Đăng tải các thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán;
Đăng tải thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật Nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng bao gồm: Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Hành vi đăng tải, phán tán, chia sẻ những clip bao lực, nhạy cảm có thể khiến người dùng mạng xã hội dính vòng lao lý. |
Hành vi cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.
Hành vi cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại; hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật Nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng.
Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép; tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe công đồng.
Luật sư Hùng nhấn mạnh, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
“Với những vụ việc như trên, tôi mong rằng cơ quan Công an, nhà trường, gia đình nạn nhân phối hợp sớm làm rõ, xác minh cụ thể và xử lý hành vi gây tổn hại sức khỏe, thân thể, tinh thần nạn nhân, cũng như có phương án giáo dục các em gây ra sự việc. Đồng thời, xử lý các hành vi phát tán, đăng tải, chia sẻ hình ảnh bạo lực, nhạy cảm gây tổn hại tới tinh thần nạn nhân, cũng như gia đình nạn nhân và vi phạm pháp luật rõ ràng trên không gian mạng xã hội. Kiên quyết xử lý để răn đe, giáo dục, giúp nhận thức tốt hơn, tránh tái diễn các hành vi chia sẻ, phát tán các nội dung xấu, độc lên không gian mạng bằng sự cố ý hay vô ý”, luật sư Doãn Hùng bày tỏ.
Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc... Trong tường hợp hành vi được xác định đã tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân, người phát tán clip có thể bị xử phạt ở mức tối đa 30 triệu đồng, theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ. Đối với hành vi phát tán ảnh nóng, phát tán ảnh riêng tư nhạy cảm của người khác còn có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội "Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” căn cứ cụ thể theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. |
Hầu toà vì đăng 33 bài viết sai sự thật trên mạng xã hội | |
Khi nào đăng hình ảnh người khác lên mạng xã hội bị xử lý? | |
Hệ lụy của ảo tưởng quyền lực trên mạng xã hội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại