Thứ tư 24/04/2024 18:03

Kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tao, cải thiện nội lực phục hồi phát triển sau đại dịch Covid 19

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Covid-19 đã khiến lần đầu tiên, GDP quý III-2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP hàng quý đến nay. Trên bình diện doanh nghiệp, năm 2021 cũng là năm ghi nhận số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, rời khỏi thương trường tăng cao kỷ lục: khoảng 150.000 doanh nghiệp.
Kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tao, cải thiện nội lực phục hồi phát triển sau đại dịch Covid 19
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng đổi mới sáng tạo của nước ta còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Về phía Nhà nước, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ (cả khu vực Nhà nước và tư nhân) chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore (2,22%), Malaysia (1,44%) và Thái Lan (0,78%)...

Thực tế này đặt lên vai mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm một câu hỏi lớn: Làm cách nào để vượt qua thách thức đại dịch và góp sức thực thi các mục tiêu dài hạn mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Ngày 15-12, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam” tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến để gắn kết các chủ thể quan tâm ở mọi miền. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas).

Hội thảo có sự tham gia của 10 diễn giả đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, UNDP, các doanh nghiệp và chuyên gia về đổi mới sáng tạo. Bà Nguyễn Lệ Thủy - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hội thảo nhằm mục tiêu tạo nên những kết nối giá trị từ nền tảng chính sách đến các câu chuyện của doanh nghiệp để cùng nhân lên niềm tin và nỗ lực đổi mới sáng tạo, nhằm vượt qua thách thức đại dịch và tiếp tục phát triển.

Cũng theo bà Nguyễn Lệ Thủy, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể khi tăng 10 bậc kể từ năm 2015. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 sau khi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cập nhật số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020). Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng đổi mới sáng tạo của nước ta còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.

Về phía Nhà nước, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ (cả khu vực Nhà nước và tư nhân) chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore (2,22%), Malaysia (1,44%) và Thái Lan (0,78%)... Về phía, doanh nghiệp, một cuộc khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua việc “Đầu tư vào công nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết bị” (39,4%) hoặc “Nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại” (39,3%) mà ít có nghiên cứu và phát triển. Các DN Việt Nam chi 1,6% doanh thu hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như: Lào (14,5%), Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%), Khoảng 80% doanh nghiệp cho biết chưa có hợp tác với đơn vị/tổ chức khác để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến lần đầu tiên, GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP hàng quý đến nay. Trên bình diện doanh nghiệp, năm 2021 cũng là năm ghi nhận số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, rời khỏi thương trường tăng cao kỷ lục: khoảng 150.000 doanh nghiệp.

Thực tế này đặt lên vai mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm một câu hỏi lớn: Làm cách nào để vượt qua thách thức đại dịch và góp sức thực thi các mục tiêu dài hạn mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thấy rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa cho khát vọng phát triển dài hạn.

Tại hội thảo, các chuyên gia và nhà quản lý chia sẻ quan điểm, chủ thể chính thực hiện đổi mới sáng tạo chính là cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng tạo ra việc làm và tạo ra tăng trưởng. Với doanh nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo chính là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh, nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn, đóng góp cho xã hội những giá trị cao hơn. Việc doanh nghiệp thiếu thông tin về các chính sách, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới sáng tạo là một rào cản khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội, hay chưa phát huy tốt những điều kiện thuận lợi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc Trung tâm Đổi mới, sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với quy mô lớn, tốc độ rất nhanh. Trong bối cảnh này, đổi mới sáng tạo (Innovation) là tư duy mới trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia và trở thành ngôn ngữ chung, có ý nghĩa toàn cầu. Tại Việt Nam, yêu cầu đặt ra là cần tìm kiếm động lực mới để tạo ra một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia là một trong các ưu tiên hàng đầu.

NIC được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 2-10-2019 của Thủ tướng Chính phủ, đang trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận các nguồn lực để đẩy nhanh mô hình tăng trưởng. Theo đó, NIC mong muốn kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam. Cùng với đó, NIC có nhiều hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối các doanh nhân, tri thức trong và ngoài nước phát triển Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch HĐTV Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngày 10-5-2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hướng dẫn chi tiết Điều 20 của Luật Hỗ trợ DNNVV về Quỹ. Theo đó, hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV với các chức năng cho vay, tài trợ vốn là một trong những giải pháp cấp thiết để hỗ trợ tài chính cho DNNVV trong bối cảnh “khát vốn” ngày càng lớn của cộng đồng này.

Cũng theo bà Hoàng Thị Hồng, Quỹ mong muốn hỗ trợ tài chính cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, DNNVV tham gia chuỗi giá trị. Mức cho vay tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Tối đa không quá 7 năm.

Các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo muốn vay vốn chỉ cần có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh (SXKD) khả thi; Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án SXKD tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án SXKD và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD; Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay quy định pháp luật có liên quan.

Bà Bùi Thu Thủy- Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cho biết, Cục đã và đang thực hiện nhiều hoạt động, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số. Theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, thì DNNVV được hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số; DN được hỗ trợ chi phí để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hoá, nâng cao hiệu quả quy trình KD, quy trình sản xuất, chuyển đổi mô hình kinh doanh…

Theo bà Thủy, nhằm đảm bảo định hướng chung trong công tác hỗ trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong DN, HTX và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025 để áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Đại diện cho Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Chử Đức Hoàng nhận định, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, đã và sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo gồm các mục tiêu hỗ trợ vốn cho các hoạt động đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức hỗ trợ tài chính cho dự án đổi mới công nghệ; từng bước thực hiện bảo lãnh vay vốn bằng công nghệ cho doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh những nỗ lực từ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân đổi mới, hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, vì một Việt Nam xanh, thịnh vượng và không ai bị bỏ lại phía sau.

Sự hợp sức từ các bên liên quan đang tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kết nối, nắm bắt và gia tăng nguồn sức mạnh tài chính, tri thức, nhân lực nhằm đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, những nền tảng phát triển có ích cho cộng đồng.

Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Bac A Bank công bố kết quả kinh doanh năm 2023 tích cực với doanh thu hợp nhất tiếp tục tăng trưởng, thu nhập ngoài lãi khả quan và tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp nhất toàn ngành.
Hàng giá trị nhỏ nhập qua Tiktok, Shopee bị đề xuất đánh thuế VAT

Hàng giá trị nhỏ nhập qua Tiktok, Shopee bị đề xuất đánh thuế VAT

Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT đối với hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử như tiktok, shopee… dưới 1 triệu đồng để có thêm nguồn thu.
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024 - XSMT 24/4 - KQXSMT

Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024 - XSMT 24/4 - KQXSMT

Xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. Kết quả xổ số miền Trung ngày 24/4. XSMT 24/4. KQXS miền Trung. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: giá dầu thế giới tiếp đà tăng, xăng dầu trong nước cũng dự kiến tiếp tục tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: giá dầu thế giới tiếp đà tăng, xăng dầu trong nước cũng dự kiến tiếp tục tăng?

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2024 ở mức 83,45 USD/thùng, tăng 0,09 USD trong phiên và tăng 1,15 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 23/4...
Tỷ giá USD hôm nay 24/4/2024: đồng USD trượt dốc

Tỷ giá USD hôm nay 24/4/2024: đồng USD trượt dốc

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.275 đồng.
Nhiều thành phố, thị xã không được phân lô bán nền từ 2025

Nhiều thành phố, thị xã không được phân lô bán nền từ 2025

Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
MIK Group sắp “tung ra” hàng nghìn căn hộ tại thị trường phía Tây Hà Nội

MIK Group sắp “tung ra” hàng nghìn căn hộ tại thị trường phía Tây Hà Nội

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.
Thị trường chứng khoán 24/4: cổ phiếu công nghệ thông tin “bùng nổ”, VN30 một màu xanh

Thị trường chứng khoán 24/4: cổ phiếu công nghệ thông tin “bùng nổ”, VN30 một màu xanh

Thị trường kết phiên với đà tăng liên tục được nới rộng, VN-Index tăng 28,21 điểm, lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm, lên mức 227,87 điểm. Nhóm VN30 đều tăng điểm. Đóng góp tích cực nhất đến từ cổ phiếu công nghệ thông tin.
Thị trường chứng khoán 23/4: phe bán thắng thế

Thị trường chứng khoán 23/4: phe bán thắng thế

Tạm dừng phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm 5,95 điểm, giao dịch quanh mức 1.184 điểm. HNX-Index giảm 1,5 điểm, giao dịch quanh mức 223 điểm.
Thị trường chứng khoán 22/4: bên mua giữ vị thế áp đảo

Thị trường chứng khoán 22/4: bên mua giữ vị thế áp đảo

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng hơn 7,92 điểm, giao dịch quanh mức 1.182 điểm. HNX-Index tăng hơn 2,24 điểm, giao dịch quanh mức 223 điểm.
Apple chốt thời điểm diễn ra sự kiện "Let Loose"

Apple chốt thời điểm diễn ra sự kiện "Let Loose"

Sự kiện "Let Loose" sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới đây hứa hẹn sẽ là một ngày bùng nổ với những sản phẩm mới được mong đợi từ Apple.
Toyota Fortuner hybrid 2024 chính thức ra mắt toàn cầu

Toyota Fortuner hybrid 2024 chính thức ra mắt toàn cầu

Toyota Fortuner phiên bản hybrid vừa chính thức ra mắt người tiêu dùng trên toàn cầu, với điểm xuất phát đầu tiên là Nam Phi. Dự kiến ​​xe sẽ được ra mắt trên nhiều thị trường khác trong thời gian tới.
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động