Thứ sáu 29/03/2024 12:28
Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi):

Kiến nghị bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong một số trường hợp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự kiến, tại kỳ họp 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến và thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Để tiếp tục hoàn thiện các nội dung liên quan tới các chính sách về dầu khí, ngày 26/7, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo góp ý về sửa đổi Luật Dầu khí.
Kiến nghị bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong một số trường hợp

Điểm mới trong dự thảo Luật là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% áp dụng đối với lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Luật Dầu khí (sửa đổi) cần thiết kế luật theo tư duy tăng thu hút đầu tư, nhà đầu tư trong thăm dò khai thác dầu khí. Đồng thời, cần làm rõ các khái niệm về áp dụng chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất - nhập dầu khí. Trong đó, đặc biệt chú ý tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Mặt khác, dự thảo luật cũng nên thiết kế bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong trường hợp nào, phòng trường hợp bị lạm dụng ưu đãi. Ưu đãi phải có nguyên tắc, có quy định việc thu hồi ưu đãi nếu sai phạm, không tuân thủ các quy định. Nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%; tăng thuế xuất khẩu lên gấp đôi, nếu không lại xảy ra câu chuyện “mua đắt mua rẻ”. Đồng thời, phải đặc biệt chú ý tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đồng tình việc bổ sung quy định về thu hồi ưu đãi, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, đây cũng là theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, cách thể hiện trong luật thế nào để mang tính cảnh báo nếu trường hợp nhà đầu tư không đảm bảo môi trường, công nghệ, đầu tư…

Khi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài, nếu họ “đem lại chiếc bánh to hơn” thì sẽ có chính sách kéo dài ưu đãi, mang tính chất “thưởng” cho họ. Do đó, nên thiết kế chính sách thưởng ưu đãi cho nhà đầu tư trong thăm dò, khai thác dầu khí.

Kiến nghị bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong một số trường hợp
Các chuyên gia kiến nghị, dự thảo luật cũng nên thiết kế bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong trường hợp nào, phòng trường hợp bị lạm dụng ưu đãi. Ưu đãi phải có nguyên tắc, có quy định việc thu hồi ưu đãi nếu sai phạm, không tuân thủ các quy định

Còn theo ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc điều hành Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, việc tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố môi trường. Phải xây dựng văn bản riêng, kế hoạch riêng và phải được thẩm định, phê duyệt.

Đồng thời, việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường không phải chỉ mang tính hình thức mà phải có thẩm định, kiểm tra, đánh giá và giám sát các vấn đề liên quan tới môi trường. Chứ không phải sau khi làm xong thủ tục được phê duyệt thì “coi như xong” và “cất vào tủ”. Các sự cố môi trường trên thực tế có thể diễn ra và khi xảy ra có tác động rất lớn. Có các sự cố môi trường do dầu, hoá chất, chất thải… và nhiều tác động hỗn hợp.

Vì vậy, hoạt động xây dựng, thẩm định về môi trường liên quan tới dầu khí nên có 1 điều quy định riêng quy định cụ thể về việc này.

TS. Đoàn Văn Thuần - Viện Dầu khí Việt Nam đề xuất có thêm cơ chế đặc thù cho các phép các nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì có quyền chôn lấp CO2 với mỏ dầu khí đó theo cách Indonesia đang làm hiện nay. Đây cũng là cách để thực hiện giảm phát thải CO2 nhằm thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26 vừa qua.

Điểm mới trong dự thảo Luật là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% áp dụng đối với lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt. Nội dung này được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo chính sách của một số nước trong khu vực có hoạt động dầu khí tương đồng với Việt Nam. Cụ thể, mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 20%, Malaysia 25%, Trung Quốc 25%, Myanmar 30%; mức thu hồi chi phí (tối đa) của Malaysia là 75%, Indonesia 90%.

Đối với mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 25% áp dụng cho hợp đồng dầu khí của lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, để có thể áp dụng được ngay sau khi Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực.

Cổ phiếu dầu khí tìm động lực tăng mới
Bảng xếp hạng ĐH thế giới QS: Ngành Kỹ thuật – Dầu khí lần đầu tiên góp mặt đã có thứ hạng cao
Dù chịu nhiều lệnh trừng phạt, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ dầu khí
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động