Thứ bảy 23/11/2024 22:32

Dù chịu nhiều lệnh trừng phạt, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ dầu khí

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bất chấp việc chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây cũng như Mỹ sau khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, doanh thu xuất khẩu dầu khí của Nga vẫn đạt mức kỷ lục.
Dù chịu nhiều lệnh trừng phạt, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ dầu khí
Nga vẫn đạt doanh thu "khủng" từ dầu khí bất chấp các lệnh trừng phạt.

Theo đó, phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí tại Helsinki (Phần Lan), Nga đã thu về khoản tiền kỷ lục lên tới 93 tỷ euro từ xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và than chỉ trong vòng 100 ngày đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Trong đó, 2/3 doanh thu kể trên đến từ dầu mỏ còn lại là về khí đốt và một số ít từ than đá. Đây là mức doanh thu chưa từng có tiền lệ, vì giá cả tăng quá cao, và khối lượng xuất khẩu gần đạt mức kỷ lục, nhận định từ các chuyên gia.

Số liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch là nguồn bảo đảm chủ yếu để Nga gia tăng sức mạnh quân sự. Cụ thể, trong năm 2021, doanh thu từ bán dầu mỏ và khí đốt chiếm đến 45% tổng thu ngân sách của Nga.

Cũng theo phân tích thì doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga cao hơn nhiều so với chi phí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Hiện tại tình hình cuộc chiến đang có chiều hướng có lợi cho Nga, trong khi đó, Ukraine đang thiếu thốn vũ khí. Giới chức Ukraine liên tục kêu gọi các công ty và quốc gia chấm dứt hoàn toàn thương mại với Nga.

Tuy nhiên, dù xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga bắt đầu giảm về khối lượng, khi một số công ty và quốc gia dừng mua, nhưng giá cả tăng cao khiến Nga vẫn có thể tiếp tục kiếm bội tiền.

Trung bình giá xuất khẩu nhiên liệu của Nga cao hơn khoảng 60% so với năm ngoái, dù dầu của Nga đang thấp hơn thị trường thế giới khoảng 30%.

Dù chịu nhiều lệnh trừng phạt, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ dầu khí
Châu Âu đang phải đối mặt với khủng hoảng về năng lượng.

Trong khi đó, trái ngược với chiếu hướng có lợi cho Nga thì châu Âu đang rơi vào khủng hoảng khi vật lộn với bài toán chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga. Trong 100 ngày của cuộc xung đột, nhập khẩu khí đốt từ Nga vào EU giảm 23%.

Nhưng điều này đã khiến giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng mạnh. Hợp đồng khí tự nhiên kỳ hạn trên trung tâm giao dịch TTF có trụ sở tại Hà Lan đã tăng lên hơn 1.300 USD/1.000 m3, đánh dấu mức tăng gần 25%, lần đầu tiên kể từ ngày 27/4.

Cho đến nay, EU mới thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga theo một phần của gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moscow, bất chấp sự phản đối kịch liệt của một số quốc gia thành viên.

Một số quốc gia đã kêu gọi ngừng mua khí đốt từ Nga trong gói trừng phạt tiếp theo, nhưng hiện tại vẫn chưa rõ lựa chọn thay thế cho nguồn cung khổng lồ này, trong khi sản lượng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) toàn cầu đã ở mức giới hạn.

Mỹ nâng lãi suất Mỹ nâng lãi suất "khủng" để kiềm chế lạm phát tăng
Phần Lan quyết không gia nhập NATO nếu thiếu Thụy Điển Phần Lan quyết không gia nhập NATO nếu thiếu Thụy Điển
Kinh tế toàn cầu trong năm 2022 tiếp tục suy thoái Kinh tế toàn cầu trong năm 2022 tiếp tục suy thoái
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động