Thứ tư 18/09/2024 21:22

Hy hữu: Gắp thành công dị vật bị "bỏ quên" 7 năm trong phổi một thiếu niên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện vừa gắp thành công dị vật đường thở nằm trong phổi một bệnh nhân trong suốt 7 năm.
Hy hữu: Gắp thành công dị vật bị
Dị vật được gắp ra sau 7 năm nằm trong phổi bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo đó, bệnh nhân (nam, SN 2008) đến khám tại phòng khám Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 vì lý do ho kéo dài, đã chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi.

Cách nhập viện khoảng 7-8 năm, khi bệnh nhân đang ngồi ngậm kèn thổi (kèn này lấy ra từ chiếc giày trẻ em) thì có bạn đến vỗ vào lưng khiến bệnh nhân bị sặc kèn nhưng không có hiện tượng khó thở, tím tái. Sau đó, bệnh nhân có báo người nhà là bị nuốt kèn vào người và người nhà có nghe thở ra tiếng kèn vào thời điểm đó. Bệnh nhân được đưa đến khám tại Bệnh viện Quy Nhơn, chụp X-quang kiểm tra; tuy nhiên bác sĩ cho rằng dị vật sẽ theo đường ăn ra ngoài nên không can thiệp gì.

Trong suốt quãng thời gian sau đó, bệnh nhân vẫn thở bình thường, không khó thở hoặc viêm phổi, thi thoảng bị ho và mua thuốc về uống tự hết.

Cách đây hơn 1 tháng, bệnh nhân bỗng nhiên ho nhiều hơn và được người nhà đưa đến khám tại nhiều bệnh viện chuyên khoa tại TP Hồ Chí Minh, chụp X-quang, CT ngực, thậm chí điều trị lao nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, ho nhiều, X-quang phổi không giảm. Sau đó bệnh nhân về quê khám tại bệnh viện chuyên lao và bệnh phổi. Tại đây, bệnh nhân được chụp CT Scan phổi nghi dị vật đường thở nên người nhà xin chuyển Bệnh viện Nhi Đồng 1 nội soi đường thở.

Tại đây, ê kíp phẫu thuật xác định đây là ca dị vật khó và hy hữu, vì dị vật nằm trong phổi quá lâu và rất sâu ở phế quản hạ phân thùy phổi bên phải.

Khi nội soi vào đường thở để xác định vị trí của dị vật, phẫu thuật viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận dị vật do dụng cụ nội soi không đủ độ dài để xuống sâu phế quản hạ phân thùy phổi, đồng thời mô hạt mọc rất nhiều tạo thành 1 khối mô chắc che dị vật. Bên cạnh đó, máu chảy nhiều vào lòng đường thở gây không ít khó khăn cho việc quan sát của phẫu thuật viên cũng như cho việc gây mê.

Sau nhiều nỗ lực, ekip đã thấy được dị vật, nhưng vị trí dị vật là 1 thử thách cho phẫu thuật viên. Các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật “4 hands”, tức là 2 bác sĩ sẽ phụ nhau cùng soi và gắp cùng lúc. Sau lần đầu thất bại, trong lần thứ 2, các bác sĩ đã thành công lấy được dị vật ra khỏi đường thở. Đến nay, bệnh nhân đã có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường trở lại.

Hóc xương cá: nguy hiểm khôn lường khi dị vật “di động”
Nuốt 5 viên nam châm, bé 4 tuổi phải phẫu thuật cắt ruột
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động