Hy hữu: Bé trai chấn thương sọ não nghiêm trọng do bị bò va trúng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, có thể ăn uống bình thường (ảnh BVCC) |
Tại BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), trẻ được thực hiện chụp Cắt lớp vi tính sọ não cho thấy hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng thùy chẩm lan lên thái dương trái kích thước 76x23mm kèm tụ khí nội sọ. Tổn thương đẩy lệch đường giữa sang phải gần 5mm, phù não nhu mô xung quanh.
Nhận thấy bệnh nhi rất nguy kịch vì xuất hiện khối máu tụ rất lớn mà thể tích hộp sọ nhỏ, các bác sĩ đã hội chẩn phẫu thuật tối cấp cứu để cứu tính mạng bệnh nhi.
Ekip phẫu thuật cuộc phẫu thuật đã thành công. Bệnh nhi sau phẫu thuật tình trạng sức khoẻ ổn định, hiện tại có thể ăn uống bình thường, không còn đau vết mổ.
Chấn thương sọ não là chấn thương cấp cứu nghiêm trọng đặc biệt ở trẻ em rất nguy hiểm, do da đầu và hộp sọ của trẻ đang trong quá trình phát triển nên mềm hơn, những ảnh hưởng do chấn thương sọ não vì thế cũng nặng nề hơn rất nhiều. Khi các bé không may bị ngã, va chạm có đập đầu xuống nền cứng hay đồ vật bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, phẫu thuật sọ não là phẫu thuật thường quy cùng đội ngũ bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 đã giúp cấp cứu thành công nhiều bệnh nhân bị tai nạn chấn thương sọ não nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn cho người tham gia giao thông do trâu, bò thả rông trên đường. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Còn theo Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vô ý làm chết người", theo quy định tại Điều 128 Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 đến 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
Để hạn chế tối đa trường hợp vật nuôi gây tai nạn giao thông, mỗi người chủ cần có ý thức hơn nữa trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò trên đường giao thông. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Kon Tum: Người đàn ông tử vong nghi bị bò húc rơi xuống vực sâu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại