Thứ sáu 22/11/2024 22:33

Hoạt động truyền thông về pháp luật cho người khuyết tật rất bổ ích

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Anh Nguyễn Ngọc Vân - Hội viên hội người khuyết tật huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, nhiều người khuyết tật không được học đầy đủ nên việc được truyền thông về pháp luật sẽ giúp họ hiểu được thêm nhiều về pháp luật của Nhà nước.
Hoạt động truyền thông về pháp luật cho người khuyết tật rất bổ ích
Quang cảnh buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật huyện Phúc Thọ. Ảnh: Công Phương.

Sáng 18/8, tại nhà văn hóa tổ dân phố số 2, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước TP Hà Nội, Chi nhánh số 1 đã phối hợp với Hội người khuyết tật huyện Phúc Thọ tổ chức buổi truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Đất đai và một số quy định về thừa kế.

Trao đổi với PV, anh Nguyễn Danh Sơn - Trưởng Chi nhánh số 1, Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước TP Hà Nội cho biết, người khuyết tật là một trong những nhóm người yếu thế trong xã hội. Họ là những người chịu thiệt thòi, bất hạnh, có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần do nhiều nguyên nhân gây ra như bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả của chiến tranh, sự hạn chế của các dịch vụ y tế, tai nạn… làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn TP Hà Nội đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật cả về vật chất và tinh thần để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động KT-XH, vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội ổn định.

Từ đó đã giúp cho người khuyết tật vơi đi những mất mát, bất hạnh, vượt qua bệnh tật, xóa bỏ mặc cảm, tự ti; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Anh Nguyễn Danh Sơn cho biết thêm, thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội, Chi nhánh số 1 phối hợp với Hội người khuyết tật huyện Phúc Thọ tổ chức buổi tư vấn pháp luật miễn phí tại địa phương. Nội dung chia sẻ, giải đáp và tư vấn pháp luật cho hội viên người khuyết tật về các lĩnh vực như: Dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, tranh chấp nhà cửa đất đai, thừa kế,…

Hoạt động truyền thông về pháp luật cho người khuyết tật rất bổ ích
Anh Nguyễn Ngọc Vân chia sẻ tại buổi truyền thông. Ảnh: Công Phương.

Chia sẻ tại buổi truyền thông, anh Nguyễn Ngọc Vân (trú tại thôn 1, xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, buổi truyền thông về pháp luật cho người khuyết tật rất bổ ích. Nhiều người khuyết tật không được học đầy đủ như người bình thường nên việc được truyền thông về pháp luật như hôm nay sẽ giúp họ hiểu được thêm nhiều về pháp luật của Nhà nước.

Theo anh Nguyễn Ngọc Vân, ngoài truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, trợ giúp viên pháp lý còn chia sẻ về các luật như Luật Người khuyết tật, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, …

“Buổi tuyên truyền pháp luật đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích. Lúc nãy, trợ giúp viên pháp lý có nói về việc trẻ từ đủ 14 tuổi nếu vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã phải chịu trách nhiệm hình sự, trong khi trước đó, tôi lại nghĩ phải đủ 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Qua kiến thức được truyền thông này, tôi sẽ về tuyên truyền cho các con để các cháu nắm bắt, có cách hành xử đúng trong xã hội” - anh Nguyễn Ngọc Vân chia sẻ.

Anh Nguyễn Ngọc Vân xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội và cán bộ nhân viên Chi nhánh số 1 cùng lãnh đạo Hội người khuyết tật huyện Phúc Thọ đã hỗ trợ, giúp đỡ hội viên trong buổi tuyên truyền pháp luật này.

Ông Đỗ Kim Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người khuyết tật huyện Phúc Thọ cho biết, bản thân ông cũng là người khuyết tật. Từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, bản thân ông rất tự tin và hiểu biết nhiều về pháp luật, hiểu được mình được hưởng cái gì và không được hưởng cái gì.

“Từ khi có trợ giúp pháp lý, bản thân tôi và hội viên nắm bắt được những cái quyền lợi của người khuyết tật được hưởng. Được tuyên truyền về pháp luật và về nhà tuyên truyền cho vợ, con những quyền lợi người khuyết tật được hưởng và không được hưởng để gia đình, vợ con nắm bắt được. Qua buổi tập huấn, tôi mong muốn sẽ được tuyên truyền pháp luật nhiều hơn nữa để người khuyết tật nắm bắt và hiểu rõ pháp luật để sống yên vui và lành mạnh” - ông Hoàn chia sẻ.

Chương Mỹ: Giúp người khuyết tật vươn lên Chương Mỹ: Giúp người khuyết tật vươn lên

Chủ tịch Hội Người khuyết tật (NKT) huyện Chương Mỹ Nguyễn Trung Kiên cho biết, những năm qua, Hội NKT huyện đã phối hợp với ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động