Thứ tư 04/12/2024 00:21
Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hoàn thiện quy định về thu hút nhân tài

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Trần Thị Thu Đông - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được cơ bản tinh thần của các chính sách, định hướng đã đề ra nhưng vẫn mang tính định hướng chính sách mà chưa tạo được cơ sở pháp lí rõ ràng. Và cần quy định rõ về cơ chế sử dụng nhân tài, hướng tới xây dựng môi trường sống, không gian và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - an ninh của Thủ đô.
Bà Trần Thị Thu Đông - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.               Ảnh: Quốc hội
Bà Trần Thị Thu Đông - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Quốc hội

Luật Thủ đô cần hướng tới xây dựng môi trường sống

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Trần Thị Thu Đông - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được cơ bản tinh thần của các chính sách, định hướng đã đề ra nhưng vẫn mang tính định hướng chính sách mà chưa tạo được cơ sở pháp lí rõ ràng.

Góp ý vào Điều 17, bà Trần Thị Thu Đông cho rằng, cần đặt ra câu hỏi cho Điều 17 khi đặt ở Chương II có mục tiêu gì? Bởi lẽ, việc xác định đúng mục tiêu sẽ quyết định nội dung chi tiết của Điều này. Nếu mục tiêu chỉ nhằm thu hút nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Chính quyền tại Thủ đô. Như vậy có phần hạn hẹp so với phạm vi điều chỉnh của một Đạo luật về Thủ đô, tạo ra khoảng trống về nhu cầu thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với toàn bộ các hoạt động ở Chương III của Dự thảo (về Xây dựng, Phát triển, Quản lý và Bảo vệ Thủ đô) với sự tham gia của không chỉ Chính quyền mà còn của nhiều cá nhân, tổ chức khác.

Ở đây, việc xây dựng Luật Thủ đô cần hướng tới xây dựng môi trường sống, không gian và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - an ninh của Thủ đô chứ không phải chỉ tập trung vào các quy định về cơ cấu, thẩm quyền, vai trò của Chính quyền tại thủ đô. Nói cách khác, nội dung quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nên được sắp đặt ở phần Những quy định chung hoặc ít nhất là ở Chương III. Bởi nhu cầu thu hút nhân tài cho sự phát triển của Thủ đô cần được đặt trong bối cảnh có sự cân nhắc với sức hút từ một số địa phương trọng điểm khác, chứ không chỉ bó hẹp trong quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư.

Về nội dung của Điều 17 chưa thể hiện được tính phân hóa trong nhu cầu thu hút nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu vực khác nhau (công - tư) hay ở các lĩnh vực khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng,…) và vẫn chủ yếu dựa vào những mô tả trừu tượng như “có tài năng đặc biệt”, có “phẩm chất, trình độ, năng lực vượt trội”,… Và rất khó để đánh giá các mô tả này ngoài việc dựa chủ yếu vào bằng cấp của ứng viên thuộc diện xem xét.

Cần có quy định về cơ chế sử dụng nhân tài

Theo bà Trần Thị Thu Đông, có những cá nhân rất xuất sắc nhưng không hoặc rất khó phù hợp để làm việc trong khu vực công dù cho nhận được ưu đãi tốt đến mức nào. Chẳng hạn như chính sách thu hút các vận động viên có thành tích thi đấu xuất sắc, nghệ sĩ đoạt giải cao tại các kì thi khu vực, quốc tế vào làm việc trong khu vực công sẽ có thể không hoàn toàn phù hợp khi họ phải xa rời môi trường tập luyện để có được thành tích cao.

“Đối với thu hút nhân tài cho khu vực công, ngoài các mô tả về năng lực, trình độ, còn cần phải đề cập đến những mô tả về thái độ, tinh thần phụng công, thủ pháp, dám nghĩ - dám làm - dám chịu trách nhiệm. Tức là cần có những kì sát hạch để kiểm tra khả năng phụng sự cộng đồng, phụng sự quốc gia, tuân thủ pháp luật, cần - kiệm - liêm - chính. Nếu không đạt điểm tối thiểu của những bài sát hạch về thái độ, tinh thần thì dù năng lực cá nhân xuất chúng vẫn cần được “chuyển giao” cho khu vực tư”, bà Trần Thị Thu Đông chia sẻ.

Theo bà Trần Thị Thu Đông, tại khoản 2 Điều 17 của Dự thảo còn quy định trường hợp “có tài năng đặc biệt” được kí hợp đồng làm việc hoặc được đảm nhiệm chức vụ quản lí, điều hành. Bà cho rằng, những người có tài năng đặc biệt về chuyên môn thì chưa chắc đã có năng lực phù hợp với các vị trí quản lí, điều hành. Do đó, nếu chỉ nêu ra điều kiện, tiêu chí này và cất nhắc vào các vị trí quản lí thì vừa có thể làm giảm động cơ, thời gian phát triển năng lực đặc biệt của ứng viên mà vừa làm hỏng bộ máy quản lí. Có thể tìm vị trí chuyên môn phù hợp cho các ứng viên có tài năng đặc biệt để họ có thể tiếp tục theo đuổi đam mê và thúc đẩy năng lực bản thân.

Trong Dự thảo Luật chưa có quy định rõ về cơ chế sử dụng nhân tài, các nội dung của Dự thảo mới chỉ đề cập sơ lược về tuyển dụng, thu hút nhân tài mà chưa quy định về các cách thức sử dụng nhân tài sau khi được tuyển dụng. Tình trạng ứng viên có tài năng được tuyển dụng nhưng không có môi trường phù hợp để vận dụng năng lực, cơ chế xin - cho, điều kiện thủ tục đề nghị cấp phép các hoạt động/đề án/đề tài rườm rà, thiếu cơ chế tự làm - tự chịu trách nhiệm,… đã dẫn đến tâm lí chán nản ở không ít cán bộ, công chức trong thời gian vừa qua khiến họ sẵn sàng rời khu vực công.

"Không có chuyện rải đinh dưới thảm đỏ" trong thu hút nhân tài
Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài thể dục, thể thao Thủ đô giai đoạn 2022-2025
Chính sách thu hút và giữ chân nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoàn thành 3 việc lớn, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoàn thành 3 việc lớn, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Chủ tịch nước Lương Cường thưởng trà cùng Quốc vương Campuchia tại không gian Văn miếu

Chủ tịch nước Lương Cường thưởng trà cùng Quốc vương Campuchia tại không gian Văn miếu

Sáng 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tới Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa tổ chức công đoàn của Thủ đô Hà Nội và Bắc Kinh

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa tổ chức công đoàn của Thủ đô Hà Nội và Bắc Kinh

Chiều 25/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn chủ trì tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do Thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tổng Công hội Bắc Kinh Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương nhất định sẽ không phụ lòng mong mỏi, tin tưởng của Nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương nhất định sẽ không phụ lòng mong mỏi, tin tưởng của Nhân dân

“Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên thịnh vượng, Ban Chấp hành Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách” - Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin tại cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội với cử tri TP Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án xử lý nước thải Yên Xá

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án xử lý nước thải Yên Xá

Lãnh đạo TP Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp và giao Sở Xây dựng chủ trì và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án.
Thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%

Thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%

Ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo chuyên đề "Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025".
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động