"Không có chuyện rải đinh dưới thảm đỏ" trong thu hút nhân tài
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, lễ tôn vinh thủ khoa năm nay diễn ra vào ngày 7-9 trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp nên chương trình diễn ra cũng phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch. Số lượng đại biểu 150 người, giảm hơn so với năm 2019. Các thủ khoa được tuyên dương chia làm 6 lượt, mỗi lượt 15 thủ khoa, đảm bảo khoảng cách giữa các thủ khoa là 1m. Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức phun khử khuẩn tòa bộ khu vực tổ chức lễ tuyên dương trước ngày 5-9; bố trí buồng khử khuẩn tại lối đi vào hội trường; đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, phát khẩu trang cho đại biểu…
Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương là những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện với thành tích ấn tượng về học tập, rèn luyện và công tác đoàn-hội. Nhiều Thủ khoa xuất sắc là sinh viên 5 tốt các cấp, là những tấm gương vượt khó vươn lên, có công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài sáng kiến, giải pháp thiết thực, hiệu quả được giải trong nước và quốc tế; nhiều bạn là cán bộ Đoàn, hội tích cực, năng động… các thủ khoa thực sự và những tấm gương tiêu biểu của sinh viên Thủ đô trong học tập và rèn luyện. Trong số 88 thủ khoa xuất sắc có 24 nam (chiếm 27,27%), 64 nữ (chiếm 72,73%)…
Bà Chu Hồng Minh cho biết, sau 18 năm đã có 1.879 thủ khoa được vinh danh, đón nhận Bằng khen của UBND TP Hà Nội. Nhiều trong số các bạn thủ khoa được vinh danh đã thành công trong sự nghiệp, có nhiều đóng góp cho Thủ đô và đất nước.
Tại Hội nghị giao ban, phóng viên đặt câu hỏi về cơ chế chính sách tuyển dụng thủ khoa của Hà Nội và những chính sách để thu hút nhiều hơn các thủ khoa về làm việc tại các cơ quan trên địa bàn, chế độ đãi ngộ để thủ khoa gắn bó lâu dài chứ không phải là "rải đinh dưới thảm đỏ"... ông Nguyễn Đình Hoa, Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thông tin: Hà Nội thực hiện tuyên dương thủ khoa hàng năm đến nay đã 18 năm với hơn 1.800 thủ khoa. Sau khi có danh sách thủ khoa căn cứ vào quy định của luật viên chức, công chức, Luật Thủ đô, Sở Nội vụ với chức năng là cơ quan giúp UBND TP thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tuyển dụng sẽ công khai chỉ tiêu, công khai danh sách và tuyển dụng làm nhiều đợt.
Bà Chu Hồng Minh, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội trả lời báo chí tại Hội nghị chiều 1-9 (ảnh V.H) |
Sở đã tham mưu HĐND TP ban hành Nghị quyết về cơ chế khuyến khích nhân tài với 7 nhóm đối tượng được khuyến khích, trong đó có cả thủ khoa xuất sắc. Hàng năm sau lễ tuyên dương, căn cứ chỉ tiêu biên chế giao cho các cơ quan đơn vị và số hiện có chúng tôi có văn bản trình UBND TP. Với sinh viên xuất sắc được ưu tiên tuyển dụng, phải có bằng cấp chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm mà các cơ quan đơn vị của TP cần tuyển để đăng ký. Khác với tuyển dụng khác là chỉ qua 1 cuộc sát hạch để kiểm tra kiến thức chuyên ngành được đào tạo cộng với vị trí việc làm cần tuyển. Thí sinh nào qua 50 điểm là các bạn đạt, khi đạt thì Sở Nội vụ ban hành quyết định tuyển dụng theo vị trí việc làm và theo chế độ về chính sách nhân tài tại Nghị quyết của HĐND TP. Đồng thời, những người trúng tuyển được TP ưu tiên 1 lần hỗ trợ 20 tháng lương (bằng lương tối thiểu) sau 2 năm làm việc các cơ quan đơn vị.
“Chúng tôi sẽ xây dựng cơ chế chính sách thu hút thủ khoa xuất sắc làm việc tại cơ quan, đơn vị của TP vào một số lĩnh vực TP đang cần trong thời gian tới. Chúng tôi mong muốn, hi vọng có nhiều thủ khoa xuất sắc yêu mến và làm việc tại Thủ đô”, Phó giám đốc Sở Nội vụ nói.
Còn theo bà Chu Hồng Minh, qua khảo sát năm nay chỉ 30% thủ khoa xuất sắc có nhu cầu làm việc vì phù hợp với chuyên ngành đào tạo, còn lại nhiều bạn đi du học, đã làm ngoài hoặc có kế hoạch học tiếp lên cao học. Để tuyển dụng được thì “cung cầu phải gặp nhau”, nhu cầu TP nhiều nhưng còn liên quan đến từng lĩnh vực, từng chuyên ngành chứ không phải chính sách không tốt, “không có chuyện rải đinh dưới thảm đỏ”!
Điều quan trọng nữa là lựa chọn của mỗi người, nếu làm ở môi trường nhà nước thì mức lương thấp hơn so với làm ở môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, làm ở môi trường nhà nước thì các bạn có nhiều cơ hội để phấn đấu, phát triển. Phó Bí thư Thành đoàn dẫn chứng câu chuyện từ bản thân mình là thủ khoa về làm việc ở Thành đoàn đã 14 năm, đã có lúc lựa chọn giữa mức lương cơ bản 2 triệu và lời mời gọi bên ngoài 10 triệu nhưng bà đã lựa chọn gắn bó với công việc ở cơ quan nhà nước và có được như ngày hôm nay.
Về chính sách chung thu hút được thủ khoa về làm việc tại Hà Nội, theo Phó Bí thư Thành đoàn, việc thu hút số lượng thủ khoa không quan trọng bằng chất lượng và giữ chân được. Những chính sách cụ thể TP đã có mục tiêu cụ thể, rõ nét trong nghị quyết của HĐND về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại