Thứ hai 07/04/2025 05:07

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền; góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Qua quá trình hơn 8 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền (PCRT) đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PCRT.

Cụ thể, về đối tượng áp dụng của Luật PCRT, theo quy định hiện hành, đối tượng báo cáo của Luật PCRT bao gồm 2 nhóm: các tổ chức tài chính (FIs) và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan (DNFBPs). Tuy nhiên, hiện nay có một số hoạt động mới phát sinh như các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ...

Khung pháp lý của các hoạt động này đang trong giai đoạn nghiên cứu, hoàn thiện, tuy nhiên trong trường hợp khung pháp lý về cấp phép, quản lý của các hoạt động này được ban hành thì quy định tại Luật PCRT hiện nay sẽ chưa bao quát được các hoạt động mới phát sinh này. Đây là các hoạt động có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền do các hoạt động này hầu hết được thực hiện trực tuyến nên các bên tham gia giao dịch có tính ẩn danh cao.

Luật PCRT hiện hành không có quy định về việc đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành và tại từng tổ chức; đồng thời, quy định về việc thực hiện các biện pháp PCRT trên cơ sở rủi ro của các đối tượng báo cáo tại Luật PCRT chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý.

Các quy định về việc phân tích, xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của Ngân hàng Nhà nước tại Luật PCRT hiện nay chưa được rõ ràng, chưa thể hiện rõ các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong phân tích thông tin từ việc tiếp nhận thông tin, phân tích thông tin theo các quy trình nghiệp vụ và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền. Ngoài ra, các quy định này cũng chưa bao quát hết các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của đơn vị đầu mối thực hiện chức năng PCRT thuộc Ngân hàng Nhà nước như công tác giám sát, cảnh báo, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước trong thực hiện công tác PCRT.

Theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn của đất nước và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là một trong những giải pháp được đặt ra.

Việc hoàn thiện quy định pháp luật về PCRT là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy công tác phòng, chống rửa tiền nói riêng và phòng, chống tham nhũng nói chung phát triển và hoàn thiện, đặc biệt trong việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về rửa tiền.

Đồng thời, tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố" ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 7/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật PCRT phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Do đó, việc ban hành Luật PCRT (sửa đổi) là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác PCRT trong thời gian tới.

Quản lý chặt ví điện tử để phòng chống rửa tiền
"Trùm buôn lậu" Mười Tường bị khởi tố thêm tội rửa tiền
Nữ đại gia Vũng Tàu cho vay lãi nặng hơn 900 tỉ đồng
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Éo le cảnh bị cáo cũng là bị hại

Éo le cảnh bị cáo cũng là bị hại

Đòi tiền nhiều lần không được, Thọ đã nhờ đồng bọn đe dọa, siết nợ và vướng vòng lao lý với nhiều tội danh…
Chế tài xử lý hành vi giết người nhằm trục lợi tiền bảo hiểm

Chế tài xử lý hành vi giết người nhằm trục lợi tiền bảo hiểm

Ngoài việc bị doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả bảo hiểm xã hội, bị xử lý về hành vi giết người, hành vi giết con đẻ để trục lợi bảo hiểm, còn có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Gã trai xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và sử dụng ma túy đã ra đầu thú

Gã trai xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và sử dụng ma túy đã ra đầu thú

Thông tin từ Công an xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội, đơn vị đã vận động đối tượng truy nã Nguyễn Ngọc Cảnh, SN 2003, trú tại xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đầu thú.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội bị tuyên vắng mặt

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội bị tuyên vắng mặt

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm của Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa tuyên án đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết cùng 36 bị cáo khác trong vụ án mua bán hóa đơn, vi phạm kế toán.
Quảng Ninh: 2 bị cáo lĩnh án tù do buôn bán trái phép hoá đơn

Quảng Ninh: 2 bị cáo lĩnh án tù do buôn bán trái phép hoá đơn

Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo Hoàng Thái Sơn, SN 1982, trú tại phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng và Đặng Văn Duy, SN 1986, trú tại phường Kim Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”, quy định tại khoản 2 Điều 203 của Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: 2 bị cáo lĩnh tổng mức án 40 năm tù giam với nhiều tội danh

Quảng Ninh: 2 bị cáo lĩnh tổng mức án 40 năm tù giam với nhiều tội danh

Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo bị cáo Nguyễn Thị Như Hoa, SN 1984 và Lưu Quốc Khánh, SN 1978, cùng trú tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức, "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, quy định Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự.
Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Cán bộ Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp Công an phường Khương Mai cùng quần chúng nhân dân đã kịp thời khống chế đối tượng tấn công người đi đường.
Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, đơn vị đã tạm giữ hình sự đối với Lê Đình Cẩn, SN 2008, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Nguyễn Huy Dũng, SN 2008, trú tại quận Long Biên, Hà Nội về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Vây bắt nhóm thanh thiếu niên gây náo loạn trong đêm ở vùng ngoại ô

Một nhóm thanh thiếu niên rủ nhau mang hung khí, đèo nhau trên xe máy, không đội mũ bảo hiểm, hò hét gây rối trên đường đã bị lực lượng công an bắt giữ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động