Thứ ba 26/11/2024 10:20

Hóa giải mâu thuẫn đất đai nhờ phân tích cái lý, cái tình

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Lê Hà, thành viên Tổ hòa giải số 18, 19 phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, khi hóa giải mâu thuẫn thành công nhờ phân tích cái lý, cái tình, bà và các thành viên tổ hòa giải rất vui, cảm thấy công việc mình làm thật ý nghĩa, giúp mọi người vui vẻ, đoàn kết.
Hóa giải mâu thuẫn đất đai nhờ phân tích cái lý, cái tình
Bà Lê Hà, thành viên Tổ hòa giải số 18, 19 phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Trao đổi với PV, bà Lê Hà, SN 1965, Tổ trưởng tổ dân phố số 18, thành viên Tổ hòa giải liên tổ dân phố số 18,19 phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, bà tham gia tổ dân phố từ tháng 7 năm 2020 và là thành viên tổ hòa giải từ thời điểm đó.

Bà Hà cho biết thêm, bà mới nghỉ hưu ở cơ quan về tổ dân phố và được mọi người tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ dân phố số 18. Khi tiếp nhận, bà khá bỡ ngỡ bởi các việc tại tổ dân phố không giống như công việc khi bà còn công tác. Nhiều việc liên quan đến người dân trong tổ hơn trong khi bà lại ít thời gian tiếp xúc với mọi người trước đó. Tuy nhiên, được mọi người trong tổ dân phố tín nhiệm và ủng hộ nên bà đã tham gia tổ dân phố.

“Tôi tham gia tổ dân phố nên cũng là thành viên tổ hòa giải và khi tiếp xúc với vụ việc hòa giải đầu tiên khiến tôi thấy bỡ ngỡ, lần đầu tiên tôi tiếp xúc với những hộ gia đình đang có mâu thuẫn về đất đai”, bà Hà chia sẻ.

Theo bà Hà, thời điểm đang công tác bà cũng nghe những câu chuyện mâu thuẫn và đưa ra những chia sẻ, lời khuyên cho các bên nhưng khi tiếp xúc trực tiếp hai bên mâu thuẫn tại tổ dân phố, bà đã gặp một số khó khăn về tâm lý ban đầu như người mâu thuẫn lớn tuổi hơn mình và lần đầu tiên tiếp xúc.

Kể về sự việc mâu thuẫn đó, bà Hà cho hay, phát sinh mâu thuẫn không phải là người trong tổ dân phố của bà mà là công dân bên tổ dân phố khác gửi đơn lên tổ dân phố đó vì mâu thuẫn với người dân bên tổ dân phố số 18. Đơn đề nghị xác minh ranh giới đất đai.

Nhận được thông tin, bà cùng các thành viên tổ hòa giải đã liên hệ với tổ dân phố bên cạnh để cùng đến khu vực hai gia đình mâu thuẫn để gặp gỡ, nghe các bên trình bày chứng lý của mình.

Sau khi nghe hai bên trình bày, hai tổ dân phố đã ngồi lại với nhau chia sẻ các nội dung hai bên đưa ra và đưa ra hướng phân tích cho hai bên. Khi đã thống nhất phương án, tổ hòa giải đã phân tích cho nhà dân ở tổ dân phố kia về tình làng nghĩa xóm, có thể chia sẻ được cho nhau thì chia sẻ cho nhau nhưng gia đình đó không đồng ý và yêu cầu đưa ra pháp luật.

Hoà giải viên nhẹ nhàng nhưng công dân vẫn khăng khăng nói mình đúng. Do đó, tổ hòa giải đã yêu cầu công dân chứng minh người dân Tổ dân phố số 18 lấn chiếm đất, trong khi người dân tại Tổ dân phố 18 thì khẳng định dùng đúng phần đất của gia đình, không lấn chiếm hàng xóm. Sau khi phân tích cái lý, cái tình, người hàng xóm kia đã hiểu ra vấn đề và rút đơn không tranh chấp.

“Mặc dù chưa quen và vẫn còn bỡ ngỡ trong công tác hòa giải tại cơ sở nhưng khi hòa giải thành công, hai bên không còn mâu thuẫn nữa khiến tôi rất vui bởi công sức của cả tổ đã đem lại niềm vui, hạnh phúc và tình đoàn kết trong khu dân cư, giúp đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn”, bà Hà chia sẻ.

Theo bà Hà, trong thời gian tới, hòa giải nhiều việc không tên nhưng bà sẽ nỗ lực, cố gắng học hỏi hơn nữa để làm tốt công tác được nhân dân tin tưởng cũng như sẽ chủ động trong công việc, hỗ trợ người dân giải quyết các mâu thuẫn trong dân cư.

Cách hóa giải mâu thuẫn giữa hai gia đình nhìn thấy nhau là lời qua tiếng lại
Hòa giải mâu thuẫn vợ chồng phải rất tế nhị, linh hoạt
Hòa giải viên - người “hóa giải” mâu thuẫn vợ chồng
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động