Thứ hai 13/05/2024 18:23

Hai vụ lừa tình và mê cung lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Qua mạng xã hội, với những người thường xuyên cảm thấy cô đơn, thiếu hụt tình cảm, các đối tượng sẽ xây dựng mối quan hệ tình cảm để sau đó lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Tống Anh San tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.	Ảnh: H.M
Bị cáo Tống Anh San tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: H.M

Người phụ nữ 4 con lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của người tình

TAND TP Hà Nội vừa đưa ra xét xử 2 vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 2 bị cáo khác nhau. 2 vụ án này đều có 1 điểm chung, đó là bị cáo và nạn nhân quen nhau qua mạng xã hội, sau đó bị cáo đã lợi dụng tình cảm, sự tin tưởng của nạn nhân rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Thị Bích (SN 1987, ở Sơn La) 9 năm tù giam vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo bản án, Bích ly hôn với chồng năm 2018. Khoảng 2 năm sau, Bích có tình cảm với anh N.Đ.C (SN 1976, ở Hải Dương), cả hai thuê nhà trọ để sống chung tại quận Hà Đông, Hà Nội. Cho đến tháng 6/2023 Bích và anh C mới đăng ký kết hôn. Trong quá trình chung sống với chồng cũ và anh C, Bích đã sinh được 4 con.

Thời điểm còn chung sống nhưng chưa kết hôn với anh C, Bích đồng thời lên Facebook và làm quen với anh N.V.H (SN 1987, ở Thường Tín, Hà Nội). Hai người đã phát sinh tình cảm và nhiều lần đi nhà nghỉ để quan hệ. Đến khoảng tháng 8/2020, Bích nhắn tin cho anh H nói dối là mình đã mang thai, đồng thời thông báo mình bị động thai, phải nằm dưỡng thai tại bệnh viện và yêu cầu anh H chuyển tiền. Tháng 5/2021, Bích nhắn tin cho anh H thông báo đã sinh được con gái và do sinh non nên con bị mắc bệnh về não bộ, thính giác… cần phải đưa vào bệnh viện trong TP Hồ Chí Minh để chữa trị.

Tin tưởng nhân tình, từ tháng 8/2020- 3/2022, anh H nhiều lần chuyển tiền để Bích dưỡng thai, chữa bệnh cho con tổng cộng 878 triệu đồng. Ngoài mánh khóe như đã kể trên, năm 2021, Bích còn nói dối anh H, mình có 2 mảnh đất ở Sơn La, muốn để anh đứng tên nhưng cần chi phí làm sổ đỏ. Anh H tiếp tục tin tưởng, đã giao 124 triệu đồng cho Bích. Tổng số tiền Bích lừa đảo của anh H là 911 triệu đồng.

Lừa tình, lừa tiền của… 10 phụ nữ

Tương tự, đối tượng Tống Anh San (SN 1979, quê Thanh Hóa, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là 10 phụ nữ. Ngoài tiền bạc, nhiều phụ nữ còn bị San lừa cả… tình. Theo cáo trạng, sau khi ly hôn với người vợ thứ nhất, đầu năm 2014, San tiếp tục đăng ký kết hôn với người vợ thứ 2. Tuy đã có vợ nhưng San vẫn lên các trang mạng xã hội “ehenho.com”, “henho.top” kết bạn, tán tỉnh các phụ nữ chưa có chồng hoặc đã ly hôn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

San nói dối với các “con mồi” là chưa kết hôn, đang làm ở Tập đoàn điện lực EVN, nhà ở Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội; San kinh doanh nhận lắp đặt điện, điện lạnh, có công ty kinh doanh điện tử. Để các phụ nữ cảm thương hơn, San còn bịa ra hoàn cảnh anh ta bị bố mẹ đẻ bỏ rơi từ nhỏ, gia đình bố mẹ hiện tại chỉ là bố mẹ nuôi. Từ nhỏ, anh ta đã phấn đấu học hành, đi làm hỗ trợ nuôi các anh, chị nên tuy nhiều tuổi vẫn chưa lập gia đình…

Đối với những người phụ nữ bỏ chồng, chồng mất, hoặc đang nuôi con nhỏ, San nói, anh ta cũng là trẻ mồ côi nên rất quý trẻ, bố mẹ rất ủng hộ San lấy vợ. Nếu ai đồng ý làm vợ thì anh ta đưa các con riêng của vợ về quê để ông bà nuôi hộ, tạo điều kiện cho hai vợ chồng có điều kiện làm ăn tại Hà Nội.

Nhờ những chiêu trò trên, San đã lấy được cảm tình của nhiều người phụ nữ mới quen, sau đó những phụ nữ nhẹ dạ nhanh chóng nảy sinh tình cảm nam nữ với San. Sau khi chiếm được tình cảm, San tiếp tục nói dối rằng, công ty của anh ta đang có lô hàng điện tử nhập về bị hải quan cửa khẩu thu giữ ở Đà Nẵng nên cần tiền để lấy lô hàng ra. San hỏi vay tiền của họ hoặc nhờ họ đi vay lãi hộ. Ngoài những hành vi lừa đảo trên, San còn nói dối về việc anh ta có thể nhờ người xin chuyển công tác cho người tỉnh khác về Hà Nội.

Tin tưởng những điều San nói là thật, nhiều phụ nữ đã đưa tiền hoặc vay mượn tiền của người khác để đưa cho San. Sau khi lấy được tiền, San lấy lý do gặp khó khăn về kinh tế để chia tay và trốn tránh việc trả tiền… Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 6/2015 đến tháng 4/2020, San đã lừa đảo chiếm đoạt của 10 người phụ nữ với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Sống chậm lại và giữ cảnh giác

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay, có không ít trang web, ứng dụng hẹn hò được nhiều người sử dụng với hy vọng tìm kiếm được nửa kia như mong ước. Tuy nhiên, lợi dụng “thị trường của sự cô đơn” này, nhiều đối tượng lừa đảo đã biến những người đang mong cầu kiếm tìm hạnh phúc trở thành con mồi của chúng.

Việc dễ dàng tin tưởng vào các đối tượng lừa đảo để vừa tổn thương về tình cảm, lòng tin, vừa mất mát tiền bạc, các chuyên gia tâm lý cho rằng, sở dĩ bị lừa tình, lừa tiền bởi lẽ, hầu hết nạn nhân của những vụ việc này thường là những người thường xuyên cảm thấy cô đơn, cảm thấy tình cảm bị thiếu hụt, hoặc đang trải qua khó khăn trong cuộc sống tình cảm. Các kẻ lừa đảo thường tận dụng những điểm này để thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc đối phương rồi hứa hẹn yêu thương.

Với các chiêu trò đánh vào lòng thương cũng như sự đồng cảm của nạn nhân, các đối tượng khiến các nạn nhân mất dần đi sự cảnh giác rổi dần dẫn dụ vào cái bẫy của chúng. Mặc dù có rất nhiều thông tin về những vụ lừa tình chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, nhiều người vẫn bị lòng tham, tình cảm làm cho mờ mắt, bị lừa bằng thủ đoạn chuyển tiền thật để nhận lại những cay đắng, tổn thương.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022. Số liệu của tổ chức Internet Crime Reports chỉ ra rằng, riêng trong năm 2020, có đến 24.000 người là nạn nhân của “trò” lừa tình trên mạng xã hội, báo cáo mức thiệt hại tài chính lên đến hơn 600 triệu đô la.

Từ thực tế nêu trên, Cục An toàn thông tin cũng đưa ra khuyến cáo, để tránh các bẫy lừa đảo, mỗi người nên sống chậm lại. Cần giữ cảnh giác và không quá nhanh tin tưởng vào một người mới gặp qua mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác. Lừa đảo tình cảm thường bắt đầu bằng việc xây dựng một mối quan hệ tình cảm nhanh chóng để lấy lòng và đánh lừa nạn nhân.

Hãy cảnh giác với những yêu cầu gửi tiền, đầu tư hoặc tham gia các giao dịch tài chính không rõ nguồn gốc. Lừa đảo thường sử dụng chiêu trò hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Không tin tưởng vào các lời hứa và cam kết không rõ ràng hoặc quá hấp dẫn. Lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò để tạo ra sự tin tưởng và dụ dỗ nạn nhân; luôn kiểm tra và xác minh thông tin trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến tài chính… theo Cục An toàn thông tin.

Lừa góp vốn kinh doanh thiết bị y tế, nẫng hơn 7,8 tỷ đồng
Lừa tình, lừa tiền của 10 phụ nữ và cái kết của gã lừa đảo
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Diễn biến mới vụ 2 người tử vong, 2 người nguy kịch tại khu đô thị Sala

Diễn biến mới vụ 2 người tử vong, 2 người nguy kịch tại khu đô thị Sala

Công an TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ phong tỏa hiện trường, điều tra vụ 2 người tử vong, 2 người nguy kịch tại khu đô thị Sala, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức.
Vụ 2 du khách bị chặt chém 500 nghìn đồng cho đoạn đường 50m, Công an triệu tập tài xế taxi

Vụ 2 du khách bị chặt chém 500 nghìn đồng cho đoạn đường 50m, Công an triệu tập tài xế taxi

Ngày 13/5, thông tin từ Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, liên quan đến vụ “chặt chém” 2 du khách nước ngoài giá 500 nghìn đồng cho đoạn đường 50m, đơn vị đã triệu tập tài xế taxi đến trụ sở để làm việc.
Người gây án có tiền sử bệnh tâm thần bị xử lý thế nào?

Người gây án có tiền sử bệnh tâm thần bị xử lý thế nào?

Độc giả đặt câu hỏi, người phạm tội khi đang mắc bệnh thâm thần sẽ bị xử lý như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Bà cụ 85 tuổi bị Công an dởm gọi điện lừa tiền

Bà cụ 85 tuổi bị Công an dởm gọi điện lừa tiền

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Lý do hoãn xử vụ ly hôn mà người vợ là nguyên đơn

Lý do hoãn xử vụ ly hôn mà người vợ là nguyên đơn

TAND quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, vừa mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa bị đơn là ông Lê Phước Hoài B, cựu Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hồng Th.
Phó Vụ trưởng dởm lừa… “chạy án, chạy việc”

Phó Vụ trưởng dởm lừa… “chạy án, chạy việc”

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử Nguyễn Duy Hưng (SN 1987, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tên cướp dây chuyền vàng bỏ chạy, tông hàng loạt xe trên đường

Tên cướp dây chuyền vàng bỏ chạy, tông hàng loạt xe trên đường

Tên cướp giật sợi dây chuyền vàng bỏ chạy, khi bị truy đuổi đã tông vào hàng loạt xe gây ra khung cảnh náo loạn trên đường phố.
Cảnh sát 141 hóa trang phát hiện hơn 100 đối tượng nẹt pô, rú ga…

Cảnh sát 141 hóa trang phát hiện hơn 100 đối tượng nẹt pô, rú ga…

Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết, trong tuần qua, từ ngày 1/5 đến 7/5, các tổ công tác 141 qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện 17 vụ việc, 19 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự...
Truy bắt đối tượng đâm nhân viên quán karaoke tử vong

Truy bắt đối tượng đâm nhân viên quán karaoke tử vong

Sáng 6/5, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh thông tin đang phối hợp cùng Công an TP Thủ Đức tổ chức truy bắt đối tượng dùng hung khí đâm chết nhân viên của một quán karaoke trên địa bàn.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động