Thứ sáu 26/04/2024 17:12

Hai kịch bản đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho năm 2023 của Bộ Công thương

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hai kịch bản dự kiến được Bộ Công thương đưa ra về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu cho năm 2023.
Hai kịch bản đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho năm 2023 của Bộ Công thương
Bộ Công thương cùng các đơn vị liên quan đã ra 2 kịch bản đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho năm 2023

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu và sửa đổi Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu. Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ Công thương ngay sau khi có công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, trên cơ sở đóng góp ý kiến, Bộ trưởng Công thương đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Kịch bản thứ nhất tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 ngàn m3, tấn; kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 ngàn m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Việc phân giao cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3 - 1,4 GDP. 2 phương án được đưa ra nhằm linh hoạt trong tình huống giá xăng dầu thế giới đầy biến động khó lường như hiện nay.

Đại diện các doanh nghiệp đầu mối cũng đồng tình với việc dự kiến phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 tăng thêm so với số đăng ký của các doanh nghiệp nhằm bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2023.

Ông Trần Ngọc Năm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đề nghị, nên có sự phân giao theo quý, tháng để kiểm soát việc tổ chức, tiến độ thực hiện. Theo đó, các thương nhân đầu mối phải bình đẳng, và đã là thương nhân đầu mối trách nhiệm như nhau.

Cũng trong cuộc họp, ông Nguyễn Đăng Trình - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho rằng, nên xem xét tổng nguồn năm 2023 tăng trưởng phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và khả năng cung ứng thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trước đây, việc phân giao được thực hiện cho cả năm và Bộ vẫn thường xuyên rà soát theo tháng, quý, 6 tháng, thậm chí rà soát từng thời điểm nếu xảy ra biến cố bất thường. Năm 2022 vẫn rà soát như vậy. Từng thời điểm có thể rà soát lại, nếu cần thiết phải tăng nguồn phân giao thì tăng hoặc có thể điều chỉnh giảm. Song nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là nguồn cung được đảm bảo.

Bộ Công thương cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Ngày 20 hàng tháng, Bộ Tài chính sẽ rà soát các chi phí này. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đầu mối thương nhân ngày càng phải cao hơn.

Đồng thời, từ ngày 1/1/2023, sẽ thống nhất quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối bằng công nghệ số, do Bộ Công thương chủ trì.

Dự kiến tháng 12 sẽ có buổi tập huấn thống nhất việc ứng dụng phần mềm quản lý xăng dầu.

Bộ Tài chính đề nghị báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam
Bộ Công Thương cấp tốc lấy ý kiến sửa đổi các quy định về kinh doanh xăng dầu
Bộ Tài chính đề xuất 4 mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2023
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động