Hà Nội: Xử phạt trên 334 triệu đồng hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội cho biết: Tổng số vụ xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch trên địa bàn trong tuần từ 15g ngày 28-10 đến 15g ngày 4-11 là 56 vụ, với số tiền 334.500.000 đồng.
Hành vi vi phạm phổ biến: Không đeo khẩu trang nơi công cộng (16 vụ); không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 (7 vụ); không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch, không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 và các hành vi khác … (33 vụ).
Về công tác y tế: Tính từ 18g ngày 4-11 đến 18g ngày 5-11, Hà Nội ghi nhận 133 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, cộng đồng (61), khu cách ly (33), khu phong tỏa (39). Cộng dồn trong đợt dịch thứ 4 (từ 27-4-2021 đến nay), trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận tổng số 4.825 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.862 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.963 ca.
Về khai báo y tế, theo dõi truy vết: Số smartphone có cài đặt PC-Covid trên tổng số smartphone đến 18g ngày 4-11 là 3.725.670/6.685.289 (tỷ lệ 55%).
Tổng số địa điểm quét mã QR đến hết ngày 4-11: 671.875, tăng 3.615 điểm so với ngày 3-11 (668.260) và tăng 375.628 địa điểm so với ngày 21-9 (296.247 địa điểm). Số địa điểm quét QR tạo mới trong ngày 3-11: 3.615; trung bình 7 ngày: 3.230.
Số địa điểm QR Code có lượt quét mã QR trong ngày 4-11: 78.869, tăng 3.204 điểm so với ngày 3-11 (75.665); trung bình 7 ngày: 75.480.
Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn TP trong ngày 4-11: 451.557 lượt, tăng 12.751 lượt so với ngày 3-11 (438.806 lượt) và tăng 252.961 lượt so với ngày 21-9 (198.596 lượt); trung bình 7 ngày vừa qua: 359.145 lượt. Tổng số người đi/đến check in tại các địa điểm quét QR trong ngày 4-11: 358.338 người, tăng 9.290 người so với ngày 3-11 (349.048 người) và tăng 222.691 so với ngày 21-9 (135.647 người), trung bình 7 ngày vừa qua 284.723. Có 1 đơn vị không phát sinh lượt quét trong ngày: xã Mỹ Lương (Chương Mỹ).
Tiếp nhận xử lý phản ánh: Tình hình tiếp nhận, xử lý thông tin từ Tổng đài 1022: Từ 12g ngày 4-11 đến 12g ngày 5-11: đã tiếp nhận 164 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 142 cuộc, đạt 86.6%. Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 138 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 4 cuộc (từ ngày 20-8 đến 12g ngày 5-11 đã tiếp nhận 37.748 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 27.448 cuộc, đạt 72.71 %. Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 25.361 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 2087 cuộc).
Từ ngày 22-7 đến ngày 5-11, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về phòng, chống dịch trên Tổng đài 1022 (nhánh 4), tài khoản Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội” và ứng dụng PC-Covid 157.640 cuộc gọi, tin nhắn. Trong đó, giải đáp 151.354 phản ánh, chuyển xử lý 6.286 phản ánh.
Tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP: Trong ngày 4-11 nhìn chung ổn định, các quận, huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Nguồn cung hàng hóa tại các hệ thống phân phối (siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi…) dồi dào. Tình hình giá cả, thị trường trên địa bàn TP ngày 4-11 cụ thể như sau:
Tại các siêu thị, chuỗi các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm, lượng khách đến mua sắm ổn định. Nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị, chuỗi các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm dồi dào, phong phú. Giá bán các mặt hàng tại siêu thị, chuỗi được niêm yết theo quy định, giá cả ổn định.
Tại các chợ, lượng hàng hoá nông sản thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu của người dân. Lượng khách mua sắm tập trung chủ yếu vào sáng sớm. Người dân đến các chợ truyền thống để chọn mua các mặt hàng thực phẩm tươi sống (rau củ, trái cây, thịt, thủy hải sản). Giá cả các mặt hàng tại chợ ổn định so với ngày hôm trước.
Trên địa bàn TP có 103 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 449 chợ có kinh doanh thực phẩm, 473 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 9.479 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu.
An sinh xã hội: Đến ngày 5-11, các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của TP Hà Nội và huy động xã hội hoá để quyết định hỗ trợ tiền mặt và cho vay cho các đối tượng với tổng kinh phí 4.917,133 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 4.509,266 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 407,867 tỷ đồng).
Tính đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội TP đã thực hiện cho 9.886 lao động vay vốn với số tiền 476,55 tỷ đồng.
Đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã tiếp nhận và xử lý thông tin 3.222 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022.
Từ ngày 27-4 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi từ nguồn ngân sách Công đoàn để chăm lo, hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tổ chức thăm hỏi, động viên các lực lượng tuyến đầu, ủng hộ “Quỹ vắc-xin”, “Quỹ phòng, chống dịch Covid-19” TP... với số tiền là 88 tỷ 808,342 triệu đồng (tăng 854 triệu đồng) cho 147.391 đoàn viên, người lao động (tăng 1.046 người) và 2.098 doanh nghiệp có “Tổ An toàn Covid-19”
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại