Hà Nội xác định là trung tâm quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội cần phát huy vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng |
Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại
Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng Hà Nội tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, phù hợp với xu thế phát triển theo hướng đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng. Thủ đô Hà Nội đóng vai trò hạt nhân, lan tỏa. Ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, hạ tầng số tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Nhiệm vụ kế hoạch đề ra, phấn đấu đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận. Nghiên cứu tăng tỉ lệ đất phát triển đô thị và xây dựng mô hình TP trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai)...
Cùng với hệ thống giao thông quốc gia hình thành hệ thống giao thông của Thủ đô đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải; phấn đấu cơ bản hoàn thành vào năm 2027 và chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 5 trước năm 2030. Tỷ lệ diện tích đất giao thông/đất đô thị đến năm 2030 đạt 15-20%. Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 45-50%.
Xây dựng Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.
Đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, phù hợp với xu thế phát triển. Ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, hạ tầng số tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo làm cơ sở để đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sự bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong đó, trọng tâm là xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các viện nghiên cứu, trường ĐH. Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP vào năm 2030 chiếm 40% (năm 2025 đạt 30%).
Phát triển công nghiệp Thủ đô theo hướng công nghệ cao, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng phát thải các bon thấp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2030 khoảng 20%. Phát triển ngành nông nghiệp Thủ đô dẫn đầu cả nước với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2030 đạt 80% (năm 2025: 70%).
6 nội dung công việc cần triển khai trong thời gian tới
Thứ nhất, về thể chế, chính sách, Hà Nội phối hợp cùng với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, TP thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng và tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tập trung đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, tăng cường liên kết nội Vùng, liên Vùng, quốc tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thứ hai, phát triển công nghiệp gắn với chuỗi liên kết giá trị và gắn với quá trình đô thị hóa, phía Bắc sông Hồng là hành lang kinh tế nối các TP công nghiệp lớn với các cảng biển tại Hải Phòng, Quảng Ninh. Hình thành chuỗi đô thị Bắc sông Hồng (TP trong TP) kết nối thành vòng cung từ Việt Trì, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Móng Cái tạo thành hành lang kinh tế Bắc Bộ với đô thị lõi phía Bắc Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh), trong tương lai đảm nhiệm vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế này.
Thứ ba, phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch mang tầm khu vực và quốc tế. Đối với ngành thương mại, du lịch, liên kết hợp tác về thương mại giữa các tỉnh/TP trong vùng, cũng như các địa phương trong cả nước có vai trò rất quan trọng, nhằm đảm bảo khai thác hết các nguồn hàng của các địa phương. Liên kết, hợp tác thương mại bắt đầu từ các giải pháp đồng bộ như quy hoạch phát triển thương mại toàn vùng Thủ đô và từng địa phương, nghiên cứu thành lập trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế tại Hà Nội, để hỗ trợ các địa phương phát triển và liên kết thương mại.
Thứ tư, hình thành các cụm, chuỗi liên kết du lịch vùng nhằm khai thác có hiệu quả cao tài nguyên du lịch rất phong phú của toàn vùng, bao gồm việc các tỉnh, TP tích cực tham gia xây dựng chiến lược phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng, lập chương trình và các dự án phát triển du lịch, đầu tư thực hiện các dự án có quy mô và ý nghĩa toàn vùng để tích hợp vào quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và quy hoạch các tỉnh, thành đang được nghiên cứu xây dựng. Tăng cường liên kết trong việc xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch của Thủ đô và của các tỉnh, thành trong vùng. Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác như ngành văn hóa, thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ năm, về liên kết phát triển ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, Hà Nội chủ trương phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, hướng tới lựa chọn đối tác tin cậy, có năng lực trước khi thực hiện xây dựng vùng liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng vùng liên kết.
Thứ sáu, về liên kết phát triển văn hóa, coi văn hóa như là động lực phát triển Hà Nội và cả vùng, trong đó Thủ đô Hà Nội là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa...
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Hà Nội phải trở thành địa phương sáng tạo đặc thù, có những đặc trưng riêng, thể hiện bản sắc, tiêu biểu về văn hóa - lịch sử. Phối hợp cùng với các địa phương trong vùng xây dựng, phát triển các trung tâm văn hóa lớn của Thủ đô và của vùng Đồng bằng sông Hồng tại Thủ đô. Chú trọng quy hoạch, đầu tư các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa tiêu biểu. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; triển khai hiệu quả 3 chương trình. Phát huy vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng cần chú trọng phát triển như: Phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến có giá trị gia tăng cao, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế số, tài chính, ngân hàng, du lịch và đô thị thông minh. |
Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính mang tầm khu vực và thế giới | |
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào đồng bằng sông Hồng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại