Hà Nội: Tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển” tháng 11/2023 |
Công văn nêu, thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công văn số 446/HĐPH ngày 24/1/2024 của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương về triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL dịp Tết Giáp Thìn 2024…, để triển khai một số nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hội đồng PBGDPL TP đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng TP, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành, đơn vị TP, Hội Luật gia TP, Đoàn Luật sư TP, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo, đài của TP triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cụ thể, thông tin đầy đủ, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm tới cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động và Nhân dân thuộc phạm vi quản lý.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật, kỷ cương hành chính; tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tập trung vào các quy định của pháp luật về kỷ cương hành chính, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông; sử dụng pháo và vật liệu nổ; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, đánh bạc…); phòng cháy, chữa cháy; cư trú, xuất nhập cảnh; an ninh thông tin, an toàn mạng; phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm; an toàn thực phẩm; các hoạt động tổ chức lễ hội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động,….
Căn cứ vào điều kiện thực tế lựa chọn hình thức PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn bảo đảm thiết thực; truyền tải đầy đủ thông tin pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô; chú trọng tuyên truyền tới đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng lưới loa truyền thanh cơ sở, PBGDPL trực quan trong công tác PBGDPL; lồng ghép giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội, hòa giải ở cơ sở…, đồng thời phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn Luật sư TP, Hội Luật gia TP, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia phổ biến, vận động, thuyết phục người dân nghiêm túc tuân thủ, chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng, chống tác hại rượu, bia. Quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về các giải pháp bảo đảm trật tự; an toàn giao thông; phòng, chống tác hại rượu, bia.
Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông khi tham gia giao thông cho người dân. Chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện: Đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; không sử dụng điện thoại khi lái xe; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô; các hành vi vi phạm về chạy quá tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ không đúng quy định; chở hàng quá tải, quá khổ, quá số người quy định; không có hoặc Giấy phép lái xe không hợp lệ; xe hết niên hạn sử dụng, quá kiểm định; xây dựng văn hoá giao thông theo nguyên tắc “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”…
Kết hợp tuyên truyền với xử phạt nghiêm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, chú trọng việc xử lý hành vi vi phạm về nồng độ cồn, ma túy.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: tiếp tục thông tin, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó có Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 11/10/2023 của UBND TP về thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/9/2023 của Thành ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các biện pháp, kỹ năng phòng cháy, thoát nạn và xử lý các tình huống khi có sự cố cháy nổ xảy ra, các kỹ năng thoát nạn, hướng dẫn thoát nạn, kỹ năng cảnh báo khi có sự cố xảy ra…
Tài liệu tuyên truyền pháp luật: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo; Tìm hiểu Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; "Một số quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn”; “Một số quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” do Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật biên soạn và đăng tải tại đườn link: https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/tai-lieu-phat-thanh |
Báo chí bám sát thực tế, làm tốt chức năng thông tin tuyên truyền |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại