Hà Nội quyết tâm giữ vị trí đứng đầu hút vốn FDI
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội quyết tâm giữ vị trí đứng đầu hút vốn đầu tư nước ngoài |
Bất động sản miếng bánh hút FDI
TP đã xác định cộng đồng DN nói chung và khối DN FDI nói riêng là động lực quan trọng trong phát triển và hội nhập và phát triển kinh tế của Thủ đô. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, về thu hút đầu tư nước ngoài, TP đã quán triệt quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 58 của Chính phủ. Đến nay:
Trong 4/2023, Hà Nội thu hút FDI tăng trưởng đột phá với kết quả đứng đầu toàn quốc, đạt 1,71 tỷ USD (tăng 260% so với cùng kỳ). Xét 4 tháng đầu năm, Hà Nội đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với trên 7.000 dự án còn hiệu lực và vốn đầu tư 61,7 tỷ USD (trong đó vốn, mua cổ phần với giá trị 21,8 tỷ USD). Về vốn thực hiện, các dự án đã triển khai thực hiện được 41,1 tỷ USD (chiếm 66,6%) – đây là tỷ lệ khá cao so với mức bình quân chung của cả nước.
Các lĩnh vực Hà Nội thu hút nguồn vốn FDI lớn như: Bất động sản, chiếm 63% tổng vốn FDI đầu tư trên địa bàn; dịch vụ buôn bán hàng hóa, chiếm 9%; xây dựng và hoa học công nghệ chiếm 5%. Theo Báo cáo khảo sát của nhà đầu tư châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 do Cty Tư vấn Bất động sản CBRE đánh giá: TP HCM và Hà Nội lọt top 10 điểm đến hấp dẫn nhất về đầu tư xuyên biên giới. Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường bất động sản. Chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, nhu cầu về bất động sản nhà ở, khu công nghiệp Hà Nội không những vẫn tồn tại mà còn có xu hướng gia tăng nhanh về nhu cầu cũng như mặt bằng giá, đặc biệt khi Việt Nam thu hút ngày càng nhiều đội ngũ chuyên gia và nhà đầu tư đến từ các quốc gia phát triển.
Theo quy định pháp luật về đất đai, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận đất đai chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Đại diện UBND TP Hà Nội nhấn mạnh: Hiện nay, hình thức tiếp cận đất đai thuận tiện với nhà đầu tư nước ngoài là thông qua thuê đất đối với dự án trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án. Vì vậy, việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư vốn trong nước sẽ gián tiếp tạo động lực thu hút đầu tư nước ngoài. TP đã và đang tập trung chỉ đạo xây dựng danh mục dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng tiến độ thực hiện còn chậm do đa phần quỹ đất hiện tại đã và đang có dự án nhưng gặp vướng mắc, khó khăn và chưa thể thu hồi trong khi nhiều quỹ đất mới chưa hội đủ các điều kiện về quy hoạch, đất đai, nhà ở...
Tập trung 5 giải pháp
Bức tranh tổng quát về thu hút FDI trên của Hà Nội cho thấy dòng vốn FDI có xu hướng tiếp cận thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, hiện vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ để thúc đẩy thu hút và triển khai các dự án có sử dụng đất, trong đó có các dự án FDI. Cụ thể:
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch cũng như rà soát quy hoạch chung xây dựng của TP để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua vào tháng 10/2023. Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các bộ ban ngành để hoàn thiện Luật Thủ đô tạo khung khổ pháp lý tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn về thể chế để giúp Thủ đô tăng tốc trong vấn đề phát triển cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế của mình. Thứ ba, tập trung xây dựng danh mục công khai thu hút đầu tư. Đây là các nội dung mà các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm.
Thứ tư, tạo mặt bằng "sạch" để thúc đẩy hình thành các khu, cụm công nghiệp. Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đang triển khai các thủ tục để thành lập 4-5 khu công nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là điều kiện để tạo mặt bằng sạch thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất công nghệ cao, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Thứ năm, TP cũng đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục, phối hợp liên thông các thủ tục hành chính trong giải quyết lĩnh vực đầu tư nhất là các dự án đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án quy mô lớn, phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài năm nảy sinh nhiều bất cập liên quan đến vấn đề pháp lý, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cho phép thành lập tổ công tác liên bộ để hỗ trợ các địa phương trong đó có Hà Nội tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết thêm, Hà Nội đang xây dựng phương án phát triển khu, cụm công nghiệp để phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện tiếp nhận quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; tập trung đẩy mạnh hạ tầng giao thông, trong đó có tuyến đường Vành đai 4, hạ tầng điện lực, viễn thông, thông tin để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực phát triển đô thị, sản xuất, khoa học và công nghệ.
Nghệ An: Tiếp tục giữ Top 10 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài | |
Hà Nội đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công | |
Cơ hội để Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại