Cơ hội để Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án lớn hiện đang chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam (đạt khoảng 131,3 tỷ USD). Đây là những dự án có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. |
Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào.
Hiện tại, nhiều DN thuộc các tập đoàn đa quốc gia lớn chịu ảnh hưởng của trụ cột 2 đang được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập DN do đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư trong địa bàn ưu tiên, lĩnh vực ưu tiên, hoặc quy mô đầu tư lớn, với mức thuế suất ưu đãi ở các mức: 10%, 15% và 17% tùy theo lĩnh vực, ngành nghề, quy mô và địa bàn đầu tư; thuế suất ưu đãi đặc biệt có các mức 5%, 7% và 9%. Pháp luật hiện hành cũng có quy định về việc miễn thuế, giảm 50% thuế suất trong thời gian được miễn, giảm.
Các ưu đãi này sẽ không còn tác dụng khi trụ cột 2 áp dụng do phát sinh thêm thuế phải nộp bổ sung, cộng thêm với việc DN thường phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn ở giai đoạn đầu cho cơ sở vật chất, nhân lực... sẽ gây bất lợi lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Hiện nay, hơn 1.000 DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó, hơn 70 DN có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu ngay trong từ năm 2024.
Tại Hội thảo khoa học "Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu", nhiều ý kiến cho rằng việc đánh thuế tối thiểu toàn cầu là tất yếu nhưng cần lưu ý đến việc xây dựng các chính sách hỗ trợ DN có vốn đầu tư nước ngoài để ổn định đầu tư. Một số ý kiến khác cho rằng Chính phủ Việt Nam cần đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề như: bao nhiêu thuế bổ sung sẽ thu thêm được dùng để hỗ trợ DN, DN nào sẽ được hưởng ưu đãi này, cũng như mức hỗ trợ tính toán trên cơ sở chi phí nào và mức bao nhiêu là phù hợp.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, đối với những cơ hội theo chiều hướng tích cực, việc đánh thuế bổ sung lên thuế suất tối thiểu 15% sẽ góp phần tăng cường hội nhập quốc tế Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế thông qua việc sửa đổi chính sách thuế thu nhập DN và pháp luật có liên quan đến thuế thu nhập DN.
Việc đánh thuế bổ sung lên thuế suất tối thiểu 15% có thể tăng thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập DN trong ngắn hạn do nâng mức thuế suất lên mức tối thiểu toàn cầu và có thể được phân bổ số thuế được phép thu thêm do quy tắc phân bổ Quy tắc đối với khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu (UTPR). Đồng thời sẽ tránh phải cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và hạn chế các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Việc áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu cũng đem lại những thách thức không nhỏ. Trong trường hợp Việt Nam đánh thuế bổ sung, nâng thuế suất tối thiểu lên 15%, Chính phủ Việt Nam sẽ phải chịu sức ép từ các DN bị tác động bởi trụ cột 2. Đồng thời, việc sửa đổi chính sách thuế thu nhập DN và pháp luật có liên quan đến thuế thu nhập DN có thể ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thực tế khi triển khai chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, thay vì ưu đãi thuế theo thu nhập, một số nước có xu hướng áp dụng ưu đãi thuế dựa trên chi phí và ưu đãi trợ cấp bằng tiền thay vì miễn giảm thuế thu nhập.
Cơ hội trong thách thức
Nếu Việt Nam nội luật hóa thuế tối thiểu toàn cầu thì chúng ta sẽ dành phần thuế thu thêm đó để phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ giúp DN Việt tham gia vào chuỗi giá trị của chính các tập đoàn đa quốc gia đó.
Đến nay, hầu hết các quốc gia thuộc liên minh châu Âu như Thụy Sĩ, Anh. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), Australia xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024.
Việt Nam là nước chủ yếu tiếp nhận đầu tư nên trong bối cảnh này, chúng ta đang phải cân nhắc để có thể chủ động giành quyền đánh thuế và tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
Với mức thuế suất thuế thu nhập bình quân áp dụng cho các DN đa quốc gia hiện ở quanh ngưỡng 12,3%, thậm chí là từ 2,75 - 5,95%, thấp hơn nhiều quy định chung cho thấy Việt Nam đang sử dụng ưu đãi thuế như một giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án lớn hiện đang chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam (đạt khoảng 131,3 tỷ USD). Đây là những dự án có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu Việt Nam không có những giải pháp ứng phó kịp thời, lợi ích mang lại từ chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN mà dự án được hưởng tại Việt Nam sẽ không còn, từ đó ảnh hưởng đến tính hấp dẫn dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong thu hút FDI và ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng đầu tư của các dự án.
Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút vốn đầu tư mới | |
Hà Nội thu hút 36,7 triệu USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại