Hà Nội: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các DN, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn TP. Ảnh: Nguyễn Vũ |
Tổ công tác đặc biệt được triển khai
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định: Việt Nam một nước nền kinh tế có độ mở lớn, nhưng khả năng thích ứng, sức chống chịu đối với các cú sốc bên ngoài, cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế còn hạn chế, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới. Tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, các ngân hàng thương mại yếu kém, DN, dự án thua lỗ, chậm tiến độ dù đang được xử lý nhưng chưa thực sự dứt điểm và hiệu quả, các thị trường trái phiếu DN, bất động sản còn nhiều bất cập...
Hiện nay thách thức lớn là thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính trong giải quyết các vấn đề của DN. Chi phí vốn vẫn ở mức cao, tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu DN, chào bán chứng khoán còn khó khăn… Dư nợ tín dụng đến hết tháng 6 chỉ tăng 4,28%, thấp hơn so với con số 9,44% của cùng kỳ năm 2022.
Kế hoạch năm 2023 để đạt được tăng trưởng theo kế hoạch là 6,5% thì từ Trung ương, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt thành lập các ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành, tổ công tác đặc biệt. Kiến nghị các địa phương thành lập các tổ công tác đặc biệt tập trung giải quyết các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc để ổn định sản xuất, kinh doanh
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh là Tổ trưởng Tổ công tác. Tổ phó Thường trực Tổ công tác là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải và Tổ phó Tổ công tác là Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền. Các thành viên Tổ công tác gồm GĐ, thủ trưởng các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP Hà Nội, Cục Thuế TP, Cục Hải quan TP, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Văn phòng UBND TP; Quyền GĐ Sở Công Thương; đại diện lãnh đạo Công an TP. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Tổ công tác.
Nhiệm vụ của Tổ công tác là kiểm tra, rà soát các khó khăn, vướng mắc của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời xem xét khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn TP. Tổ công tác sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các DN, nhà đầu tư. Với những dự án đầu tư khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các nội dung thuộc phạm vi rà soát khó khăn, vướng mắc của Tổ công tác để hỗ trợ DN, nhà đầu tư gồm: Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực. Hoạt động triển khai thực hiện các dự án: Đầu tư công (bao gồm dự án ODA); Đầu tư kinh doanh (bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI); Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là cơ quan thường trực Tổ công tác, có trách nhiệm tham mưu, đôn đốc, tổng hợp báo cáo chung của Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả của các DN, nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn TP.
Tổ công tác làm việc với các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã để giải quyết dứt điểm các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các sở, ngành, địa phương. Chỉ đạo nghiên cứu, thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa trong giải quyết các thủ tục về đầu tư dự án, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm hỗ trợ DN nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.
“Giải mã biến số” và “truy tìm cơ hội”
Theo ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của ngân hàng ADB cho biết: Nửa cuối năm nay và năm 2024, Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất, ít nhất là chưa giảm lãi suất song kinh tế Mỹ vẫn tương đối tố, dự báo không bị suy thoái năm nay. Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang có dấu hiệu suy thoái. Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc không phục hồi như kỳ vọng sau khi mở cửa nền kinh tế “hậu COVID-19”. Quốc gia này đã phải chuyển hướng sang chính sách tiền tệ mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vây, môi trường kinh tế quốc tế đang có rất nhiều khó khăn và chúng ta phải dựa vào nội lực của mình là chính.
Theo Cục Thuế Hà Nội, đến nay, cơ quan thuế đã thực hiện thu hồi và xử lý điều chỉnh nợ đọng thuế khoảng 5.320 tỷ đồng; hoàn thành 7.251 cuộc thanh tra, kiểm tra với tổng số xử lý qua thanh tra, kiểm tra ước thực hiện 6.092 tỷ đồng.
Về chính sách tiền tệ, phấn đấu tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho người dân, DN trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Về chính sách đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về xác định giá đất, các quy định liên quan đến khoáng sản, vật liệu xây dựng, bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, thống nhất trong thực hiện.
Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại; khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, trình Chính phủ trước ngày 19/8/2023.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Thủ đô tiếp đà phục hồi, các cân đối lớn được bảo đảm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP đạt trên 224.000 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chi ngân sách địa phương trên 38.600 tỷ đồng, đạt 36,8% dự toán giao đầu năm, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2022. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại