Thứ sáu 13/09/2024 05:23

Hà Nội quyết liệt cải thiện chất lượng không khí

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1137/UBND-ĐT về việc tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Hà Nội thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí
Hà Nội thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí

Công văn nêu rõ, mặc dù các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của UBND Thành phố, tuy nhiên, một số nhiệm vụ chưa đạt tiến độ theo yêu cầu, chất lượng không khí của thành phố chưa được cải thiện rõ rệt.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế và góp phần cải thiện chất lượng không khí, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện và thị xã tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ "Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh" theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 5 năm (2021-2025) hoàn thành trong năm 2022.

Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm kê, lượng hóa được các nguồn ô nhiễm không khí và đưa ra các giải pháp phù hợp về chính sách, công nghệ và hướng dẫn các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, tiếp tục triển khai công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Cùng với tăng cường thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, giao thông, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường; áp dụng các biện pháp đình chủ hoạt động đối với các công trình xây dựng vi phạm, không che chắn phát tán khói bụi ra môi trường…, các đơn vị thuộc Sở hoàn thiện và vận hành ổn định, liên tục hệ thống quan trắc chất lượng không khí nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho người dân trên địa bàn Thành phố.

Thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-UBND, ngày 25/12/2019, về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 30/10/2019, về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo đảm xóa bỏ 100% bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố trong năm 2022; Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/9/2020, về tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng nơi quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thành phố giao Sở Xây dựng kiểm tra các điểm đổ, tập kết chất thải rắn xây dựng và các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình xây dựng có quy mô lớn trên địa bàn các quận. Thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng vi phạm, để phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường và đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.

Sở Giao thông Vận tải triển khai hiệu quả Đề án "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030"...

Trên cơ sở thông tin chất lượng không khí của Thành phố, Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND Thành phố phương án phân luồng, hạn chế giao thông trong những ngày không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng...

Đặc biệt, UBND Thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra tình trạng sử dụng bếp than tổ ong và đốt rơm rạ trên địa bàn.

Hà Nội triển khai đồng bộ các biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí
Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
Hà Nội thúc đẩy các giải pháp quản lý chất lượng không khí
Giải pháp nào duy trì chất lượng không khí tốt ở Hà Nội?
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
“Không có người Vingroup nào đứng ngoài mất mát, đau thương của đồng bào”

“Không có người Vingroup nào đứng ngoài mất mát, đau thương của đồng bào”

Ngày 12/9/2024, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái công bố tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ kéo dài.
Hương Sơn, Mỹ Đức huy động trên 3.000 người tham gia ứng phó mưa lũ

Hương Sơn, Mỹ Đức huy động trên 3.000 người tham gia ứng phó mưa lũ

Sáng 12/9, đồng chí Đặng Văn Triều, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó lũ lụt, khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Hương Sơn; cùng đi có các đồng chí Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch TT UBND huyện; đồng chí Trần Quốc Sinh - Phó Chủ tịch HĐND huyện.
Bộ đội xuống đồng giúp dân gặt lúa đang bị ngập úng

Bộ đội xuống đồng giúp dân gặt lúa đang bị ngập úng

Lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Thạch Thất đã hỗ trợ đắp đập sông Tích tránh tràn, cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ người dân trên địa bàn gặt lúa đang bị ngập úng.
Thành phố Vĩnh Yên tiếp tục khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra

Thành phố Vĩnh Yên tiếp tục khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra

UBND thành phố Vĩnh Yên yêu cầu các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường chỉ đạo khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (bão YAGI) gây ra.
Quận Tây Hồ: Phường Nhật Tân di chuyển 4 tổ dân phố tránh lũ

Quận Tây Hồ: Phường Nhật Tân di chuyển 4 tổ dân phố tránh lũ

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) phường Nhật Tân yêu cầu tất cả các hộ dân đang sinh sống tại khu vực các Tổ dân phố số 6, 7, 8, 9 ngoài đê sông Hồng khẩn trương chủ động di chuyển người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xong trước 20h00 ngày 11/9.
Hà Nội: tập trung huy động lực lượng trồng lại cây xanh gãy, đổ, dọn vệ sinh môi trường

Hà Nội: tập trung huy động lực lượng trồng lại cây xanh gãy, đổ, dọn vệ sinh môi trường

Ngày 11/9, Văn phòng UBND TP Hà Nội có công văn về việc phối hợp triển khai công tác khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 (Yagi).
Lũ sông Hồng dự kiến giảm khi Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm cửa xả

Lũ sông Hồng dự kiến giảm khi Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm cửa xả

Vào chiều 12/9, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đã tiến hành đóng thêm 1 cửa xả đáy của hồ thủy điện Tuyên Quang. Quyết định này sẽ giúp giảm lưu lượng nước đổ về hạ du sông Hồng, giảm nguy cơ ngập lụt và bảo đảm an toàn cho các khu vực lân cận.
Dự báo thời tiết ngày 12/9: vùng núi Bắc Bộ mưa ít dần; Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 12/9: vùng núi Bắc Bộ mưa ít dần; Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa mưa lớn

Vùng núi Bắc Bộ vẫn có mưa rải rác nhưng lượng mưa có dấu hiệu ít dần trong ngày 12/9. Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá sẽ mưa to với lượng mưa 100-200mm.
Tối 11/9, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Tối 11/9, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện số 6722/CĐ-BNN-ĐĐ gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Hà Nội: 126 trường dừng đón học sinh học trực tiếp

Hà Nội: 126 trường dừng đón học sinh học trực tiếp

Toàn TP Hà Nội có 126 trường tạm dừng đón học sinh học tập trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn vào hôm nay (11/9).
Hà Nội: đình chỉ hoạt động nhóm lớp mầm non độc lập Vạn Xuân ở quận Hoàng Mai

Hà Nội: đình chỉ hoạt động nhóm lớp mầm non độc lập Vạn Xuân ở quận Hoàng Mai

Nhóm lớp mầm non độc lập Vạn Xuân (quận Hoàng Mai) bị đình chỉ hoạt động từ ngày 10/9 sau khi phụ huynh tố con bị gãy chân khi học tại đây.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động