Thứ sáu 17/05/2024 09:49

Hà Nội: Quảng bá Tết truyền thống, giá trị văn hóa bản sắc vùng miền

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hà Nội sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm quảng bá giá trị Tết truyền thống, những giá trị văn hóa bản sắc của các vùng, miền; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương gắn với ngày Tết; quảng bá lễ hội truyền thống, điểm đến du lịch của Thủ đô đến với người dân và du khách trong và ngoài nước.
Tết Việt hiện lên đậm nét, người dân thân thiện hồn hậu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế khi tới làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Ảnh: Khánh Huy
Tết Việt hiện lên đậm nét, người dân thân thiện hồn hậu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế khi tới làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Ảnh: Khánh Huy

Du khách được trải nghiệm phong tục Tết

Chương trình “Happy Tết 2024” từ ngày 24 - 28/1/2024 tại Hoàng thành Thăng Long là sự kiện do UBND TP Hà Nội chỉ đạo, giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội phối hợp, đồng chủ trì tổ chức.

Đây là hoạt động văn hoá truyền thống được tổ chức hàng năm, là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Tổ chức không gian quảng bá với quy mô 2.500 - 3.000m2, được thiết kế, trang trí thể hiện hình ảnh các vùng miền, giới thiệu ngày Tết truyền thống, điểm đến du lịch...

Thời gian khai mạc chương trình dự kiến vào lúc 18h30 - 20h30 ngày 24/1 với các chương trình trải nghiệm phong tục ngày Tết (Nghi lễ Chính Đán, Nghi lễ Ngự lịch, Nghi lễ thả cá chép, Nghi lễ dựng cây nêu…); trải nghiệm không gian Tết truyền thống, ẩm thực ngày Tết. Không gian trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa ngày Tết: ông đồ, thư pháp; trình diễn, trải nghiệm làm bánh chưng, các loại kẹo, nặn tò he, hoa thủy tiên…;

Giới thiệu, trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống; Giới thiệu các phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền; Trình diễn trang phục truyền thống ngày Tết; Giới thiệu và mời du khách thưởng thức các món ăn truyền thống trong dịp Tết của các vùng, miền; Giới thiệu các lễ hội truyền thống của các quận, huyện…

Không gian giới thiệu, trải nghiệm về nghề thủ công truyền thống: quảng bá, giới thiệu các làng nghề truyền thống; người dân, du khách trải nghiệm làm thử sản phẩm... Không gian quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội: quảng bá, giới thiệu các di tích, điểm đến du lịch trên địa bàn TP.

Chuỗi hoạt động “Chợ phiên - Chào năm mới 2024” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu tới du khách những nét văn hóa đầu xuân mới qua văn hóa ẩm thực cùng các nghi lễ, phong tục tập quán của các dân tộc. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động là phiên chợ vùng cao ngày Tết, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao đón chào năm mới 2024. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực.

Còn tại công viên Thống Nhất sẽ tổ chức lễ hội “Miền hoa” với nhiều loại hoa độc đáo khoe sắc; Trình diễn thời trang áo dài tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Những ngày trước Tết âm lịch, Hà Nội cũng tổ chức 83 điểm chợ hoa xuân để người dân có thể thưởng ngoạn và mua sắm. Sản phẩm trưng bày tại các chợ hoa gồm các loại hoa, cây, quả cảnh, đồ thủ công mỹ nghệ... và các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Ngoài ra sẽ có các Hội chợ xúc tiến quảng bá sản phẩm nông sản OCOP gắn với quảng bá du lịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sơn Tây.

Còn tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 phố Hoa Lư), từ ngày 26/1 đến hết 1/2 sẽ diễn ra Hội xuân Giáp Thìn 2024. Hội xuân nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, đồng thời là địa chỉ mua sắm, vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân Thủ đô trong dịp Tết. Trong khuôn khổ Hội xuân sẽ diễn ra triển lãm “Vũ điệu Bách Long”, trưng bày 100 tác phẩm độc bản thể hiện linh vật rồng.

Ưu tiên xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới

Tại Làng cổ Đường Lâm, trong 2 ngày 20 và 21/1/2024 UBND thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch với chủ đề “Tết làng Việt” chào xuân Giáp Thìn 2024. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, trong chương trình “Tết làng Việt”, Ban Tổ chức sẽ triển khai các tour mẫu trải nghiệm trọn vẹn những nét đẹp truyền thống của Tết Việt với không gian chợ Tết truyền thống, biểu diễn nghệ thuật dân tộc tại sân đình Mông Phụ; tổ chức check in tại những điểm đặc sắc nhất trong làng.

Tổ chức không gian, gian hàng giới thiệu về các sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công, làng nghề của địa phương; không gian trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền (ông đồ, tò he, gọt hoa thủy tiên), trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống như: chọi gà, bắt chạch trong chum, bịt mắt đập niêu…

Bên cạnh đó, chương trình sẽ giới thiệu đến đại biểu và du khách về các phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền như lễ giao thừa, mừng tuổi, thả cá chép...tại nhà cổ (dự kiến tại gia đình ông Hà Nguyên Huyến); giới thiệu về ẩm thực Tết, trưng bày mâm cỗ ngày tết của người dân Đường Lâm (bánh chưng, gà Mía, thịt quay đòn...); trải nghiệm gói bánh chưng, gói giò... ngày Tết.

Giới thiệu, trải nghiệm về nghề truyền thống và sản phẩm thủ công gồm: không gian nghề làm tương truyền thống của gia đình ông Hà Hữu Thể; Xưởng sản xuất sản phẩm sơn mài và không gian Nghề làng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát; Không gian Đoài Creative và Đoài Community của kiến trúc sư Khuất Văn Thắng.

Để đạt mục tiêu đề ra trong năm 2024, Hà Nội đang ưu tiên xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản - di tích, làng nghề theo tuyến: từ Trung tâm Hà Nội đi các huyện Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; từ Hà Nội đi các huyện: Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyến Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì. Ngoài ra, Hà Nội chủ trương phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh như: du lịch ẩm thực, du lịch kết hợp hội nghị - hội thảo - sự kiện - khen thưởng, du lịch chăm sóc sức khỏe…

Năm 2024, TP đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với năm 2023. Trong đó, có 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25% so với năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60%, tăng 2 điểm % so năm 2023.
Chuyến tàu kết nối giá trị văn hóa xưa và nay
Từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong xã hội
Nhân dân là chủ thể để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bom tấn cổ trang Khánh Dư Niên 2 càn quét mạng xã hội với loạt thành tích vô tiền khoáng hậu

Bom tấn cổ trang Khánh Dư Niên 2 càn quét mạng xã hội với loạt thành tích vô tiền khoáng hậu

Tối 16/5, Khánh Dư Niên 2 đã chính thức lên sóng những tập đầu tiên, lập tức gây sốt và phá vỡ loạt kỷ lục trên nền tảng Tencent Video.
Lịch phát sóng phim Khánh Dư Niên 2

Lịch phát sóng phim Khánh Dư Niên 2

Cập nhật lịch phát sóng phim Khánh Dư Niên 2, bom tấn cổ trang quy tụ hàng loạt mỹ nhân đình đám trên màn ảnh Hoa ngữ.
Top những điểm check-in đẹp “quên lối về” tại phố Hàn K-Town

Top những điểm check-in đẹp “quên lối về” tại phố Hàn K-Town

Những bức ảnh “đốn tin” nhận “bão like” trên mạng xã hội - đó là những gì mà Gen Z nhận về sau một ngày check-in đến lạc lối ở K-Town (Grand World). Và ngày ngày, dòng người vẫn nườm nượp đổ về điểm đến “must go - must see” độc đáo, hấp dẫn bậc nhất miền Bắc tại phía Đông Hà Nội.
Được là chính mình

Được là chính mình

Rời rạp chiếu phim, một trong những điều mà Hân nhớ mãi là hình ảnh hai đứa con của đôi vợ chồng trong phim nói với bố mẹ về việc muốn được sống là chính mình, được bố mẹ yêu thương, không bị so sánh, không bị gượng ép làm những gì mình không thích. Bởi chỉ có như thế, hai đứa trẻ mới cảm thấy thực sự hạnh phúc, được làm chủ cuộc đời mình.
Lần đầu tiên, đưa tiết mục ảo thuật Nhật Bản phục vụ khán giả nhí Thủ đô

Lần đầu tiên, đưa tiết mục ảo thuật Nhật Bản phục vụ khán giả nhí Thủ đô

Lần đầu tiên, những chiến binh Ninja huyền thoại sẽ được các nghệ sĩ ảo thuật Nhật Bản trình diễn trên sân khấu xiếc Việt, đây là sản phẩm nghệ thuật đặc sắc dành cho khán giả nhí Thủ đô dịp hè.
Từ bi kịch “Mèo Béo” đến câu chuyện tình yêu của người trẻ

Từ bi kịch “Mèo Béo” đến câu chuyện tình yêu của người trẻ

Những ngày qua câu chuyện Mèo Béo thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng đặc biệt là người trẻ, khi chàng trai trẻ lớn lên trong một gia đình tan vỡ, khi gặp được người thương, cậu dốc lòng yêu thương chu cấp, để rồi nhận lời chia tay, Mèo Béo đã dại dột tự kết thúc cuộc đời mình.
Lá cờ Việt Nam kiêu hãnh, đầy tự hào

Lá cờ Việt Nam kiêu hãnh, đầy tự hào

Vào những dịp Lễ Tết hay những dịp trọng đại của đất nước, bước xuống phố, chúng ta thấy những con phố thân thuộc nay đã khoác trên mình tấm áo mới, với cờ đỏ sao vàng, pano, băng rôn, sắc hoa rực rỡ. Hơn bất cứ điều gì, lá cờ chính là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của mỗi người dân đất Việt.
Cố NSND Tường Vi với những ca khúc đi cùng năm tháng

Cố NSND Tường Vi với những ca khúc đi cùng năm tháng

NSND Tường Vi nổi tiếng với các bài hát như “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn Ta Lư”, “Em là hoa Pơ Lang”, “Người con gái sông La”… Giọng ca của nữ nghệ sĩ được ví như tiếng chim sơn ca hót lanh lảnh, vang xa trên đỉnh núi nghệ thuật thanh nhạc.
Văn khấn mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam

Theo phong tục lâu đời, vào mùng 1 hàng tháng, các gia đình người Việt thường sắm sửa hương hoa, lễ vật làm lễ cúng thần linh và gia tiên để cầu may mắn, sức khỏe và bình an... Dưới đây là bài văn khấn mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động