Hà Nội: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực, quốc tế
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực, quốc tế. |
Mục tiêu của đề án, hằng năm, 3 - 4 chương trình đào tạo trình độ Đại học được tổ chức tự đánh giá. Đến năm 2025, 12 chương trình đào tạo trình độ Đại học được tổ chức đánh giá ngoài và đạt chất lượng kiểm định, được cấp giấy chứng nhận bởi trung tâm kiểm định được cấp phép.
Đến năm 2025, có 2 chương trình đào tạo trình độ Đại học trong các lĩnh vực ngôn ngữ và khoa học giáo dục được kiểm định theo theo tiêu chuẩn các trường đại học Đông Nam Á và được cấp phép đạt tiêu chuẩn chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á.
Mục tiêu chính là kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tiêu chuẩn quốc gia và kiểm định của các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) thuộc nội dung của Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025”.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, đề án nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tổ chức kiểm định các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia với tiến trình thực hiện bao gồm: Tự đánh giá; đăng ký và thực hiện đánh giá ngoài bởi cơ sở kiểm định được cấp phép; thông qua Hội đồng kiểm định đánh giá công nhận chất lượng; tiến hành cải tiến nâng cao chất lượng sau đánh giá. Tổ chức kiểm định theo theo tiêu chuẩn của các trường đại học Đông Nam Á trên cơ sở lựa chọn các chương trình đào tạo đã thực hiện tự đánh giá.
Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường bảo đảm năng lực ngoại ngữ để thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của các trường đại học Đông Nam Á. Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thực hành để tổ chức các chương trình đào tạo chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn kiểm định của các trường đại học Đông Nam Á.
Dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng trên thực tế trong số lao động qua đào tạo ở Hà Nội, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ mới đạt 48%. Nguồn nhân lực sẵn sàng cung ứng cho thị trường chủ yếu là lao động phổ thông và đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở một số ngành nghề như công nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, cơ điện tử, giáo dục, du lịch...
Theo đánh giá về kết quả giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,12% (năm 2015) lên 70,23% (năm 2020); tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Các đơn vị đã chủ động trong hợp tác quốc tế, xây dựng và chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực. Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia, quốc tế.
Hà Nội: Thu hút lao động chất lượng cao vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp | |
Phát triển nguồn nhân lực trong các ngành, nghề kinh tế xanh |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại