Thứ hai 29/04/2024 06:52
15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội:

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn; khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, một số công trình, dự án quy mô lớn, hiện đại được hoàn thành và khởi công. Xử lý rác thải, nước thải, ô nhiễm ao, hồ… từng bước được cải thiện. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương xã hội được tăng cường. Nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tích cực.
Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Ảnh: Thanh Hà
Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Ảnh: Thanh Hà

Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi

Theo UBND TP Hà Nội, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp tích cực của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương trong cả nước, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội.

Hà Nội cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm, thực hiện các giải pháp đồng bộ để phát huy ưu điểm, kịp thời khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm và đã đạt được những kết quả khá toàn diện, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, kinh tế duy trì tăng trưởng khá; đảm bảo các cân đối lớn ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; mô hình tăng trưởng chuyển dần về chiều sâu; chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh được cải thiện, hiệu quả đầu tư tăng lên. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển mạnh. Xây dựng nông thôn đạt kết quả nổi bật, dẫn đầu cả nước về số xã đạt nông thôn mới; 100% số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn; khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, một số công trình, dự án quy mô lớn, hiện đại được hoàn thành và khởi công. Xử lý rác thải, nước thải, ô nhiễm ao, hồ… từng bước được cải thiện. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương xã hội được tăng cường. Nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tích cực.

Sự nghiệp văn hóa, xã hội; giáo dục và đào tạo; y tế; khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chăm lo cho con người và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có chuyển biến; các giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến được gìn giữ và phát huy. Tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao. Chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo; phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; huy động cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cùng chung tay đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng; phối hợp với các cơ quan Trung ương, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh.

Các khâu đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư có những chuyển biến rõ nét; đột phá về phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt kết quả tích cực.

Phát triển Hà Nội trở thành Thủ đô "Xanh - Văn hiến - Thông minh - Hiện đại"

Giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP Hà Nội tập trung thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, quán triệt, thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành Thủ đô "Xanh - Văn hiến - Thông minh - Hiện đại"

Phát huy vị trí là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước; Hà Nội sẽ huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài sản công cùng các tiềm năng, lợi thế khác để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm huy động, tập trung và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ NSNN, từ khu vực kinh tế tư nhân và xã hội cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, quy hoạch và phát triển đô thị, cải thiện hệ thống văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, khoa học - công nghệ, cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, chỉnh trang đô thị, mở rộng các không gian kinh tế mới.

Triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống. Hoàn thành và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 sau khi được phê duyệt.

Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành phục vụ việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành; thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan toả từ trung tâm ra các vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường tỉnh lộ, đường vành đai (đầu tư khép kín 07 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5) nối Hà Nội với các tỉnh, kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, kết nối nội vùng và liên vùng; hiện đại hoá các tuyến đường trục giao thông chính của Thủ đô; phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng bộ có sức chở lớn, bến, bãi đỗ xe. Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị nổi và ngầm, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng. Phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đường Vành đai 4 và xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027.

TP Hà Nội cũng đề xuất xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành các đô thị hiện đại, thông minh mang tính dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị. Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị trên địa bàn Thủ đô.

Cải tạo, chỉnh trang, phục hồi, tái thiết đô thị hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng trong phát triển kinh tế đô thị; gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan, lịch sử, bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống và cảnh quan, xanh, sạch, đẹp và khang trang tại khu vực nội đô lịch sử.

Nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị, quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề về nhà ở đô thị, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự và an toàn giao thông, xử lý chất thải, nước thải và bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị… Bảo đảm phân loại đất đô thị gắn với quy hoạch đô thị và mục đích sử dụng đất: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt và quy hoạch hạ tầng. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường trên nền tảng kỹ thuật số hiện đại. Thực hiện hoàn thành và chuẩn hóa hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai và tài nguyên vào năm 2025.

Hà Nội vươn mình bứt phá
Là tiền đề quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô
Triển lãm "Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2008 - 2023"
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thu nhập của người Việt tăng 2,3 lần sau 10 năm

Thu nhập của người Việt tăng 2,3 lần sau 10 năm

Trong giai đoạn 2012 - 2022, thu nhập bình quân đầu người cả nước tăng hơn 2,3 lần, từ 1,99 triệu đồng/người/tháng lên 4,67 triệu đồng/người/tháng.
TP Hồ Chí Minh bắn pháo hoa 5 điểm dịp lễ 30/4

TP Hồ Chí Minh bắn pháo hoa 5 điểm dịp lễ 30/4

UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo về việc bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Hà Nội tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Ngày 27/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội có Văn bản số 04/CV-HĐ về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Gần 90 người thương vong trong ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5

Gần 90 người thương vong trong ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 28/4, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông khiến gần 90 người thương vong, Cảnh sát giao thông xử lý gần 4000 lái xe vi phạm nồng độ cồn.
Phân luồng giao thông trong thời gian diễn ra Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phân luồng giao thông trong thời gian diễn ra Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong thời gian diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo: người tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm quy định về giao thông đường bộ, sự điều tiết của lực lượng chức năng, chủ động lựa chọn lịch trình và khung giờ thích hợp, chủ động nhường đường cho xe được quyền ưu tiên theo quy định...
Xử lý hơn 11.800 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ

Xử lý hơn 11.800 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ

Trong ngày 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã xử lý 11.855 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; ra quyết định xử phạt 24,45 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 2.296 trường hợp; tạm giữ 3.738 phương tiện.
Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 38-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5/2024.
Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Kỳ 4: Hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Kỳ 4: Hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Theo tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, để giáo dục học sinh, trong nguyên tắc và phương pháp sư phạm thì thầy, cô giáo được quyền phạt học sinh để duy trì nề nếp kỷ luật của nhà trường, lớp học. Tuy nhiên, dù thầy cô dùng hình thức kỷ luật nào thì cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh.
Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT năm 2024?

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT năm 2024?

Theo Văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chi tiết các thí sinh thuộc diện ưu tiên khi xét tốt nghiệp THPT.
Tiết học đặc biệt tại một thư viện đặc biệt

Tiết học đặc biệt tại một thư viện đặc biệt

Để mở rộng thêm diện tích và tạo điều kiện cho học sinh có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi, Trường Tiểu học Lĩnh Nam đã xây dựng thêm khu thư viện mở ở tầng 1, vừa gần gũi với thiên nhiên, vừa được trang trí đẹp mắt giúp các em học sinh học tập và sáng tạo hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động