Hà Nội làm việc với các tỉnh về triển khai Dự án đường Vành đai 4
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị. |
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các sở, ban ngành liên quan....
Tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, để chủ động triển khai thực hiện Dự án, ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp bàn, thành lập ban chỉ đạo của TP để triển khai xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội do Bí thư Thành ủy làm trưởng ban và phân công nhiệm cụ thể để đạt tiến độ.
Với vai trò cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng dự thảo “Kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng đường Vành Đai 4 – Vùng Thủ đô” và “Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Vùng triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô”. Các dự thảo này đã được gửi lấy ý kiến 2 tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.
Để triển khai tốt dự án, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các địa phương thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung, đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành T.Ư trong triển khai dự án. Tổ chức thực hiện nhanh, hiệu quả từng nội dung có liên quan đến địa phương mình, đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án.
Sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng
Báo cáo tình hình triển khai Dự án do Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn trình bày cho thấy, chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với quy mô 112,8km và sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Việc triển khai Dự án được áp dụng 4 cơ chế, chính sách đặc biệt như: Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.
Quang cảnh hội nghị |
Trong 2 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong 2 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án.
Cho phép Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 3 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo hình thức đầu tư công; 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn TP Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo hình thức đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.
Đoạn trên địa bàn TP Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông). Để triển khai thực hiện dự án đầu tư, Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban để chỉ đạo triển khai dự án đầu tư.
TP Hà Nội đề xuất 5 kiến nghị
Để Dự án thực hiện đúng tiến độ, UBND TP đề xuất Thường trực Thành ủy cho phép UBND TP triển khai phương án đề nghị Kiểm toán Nhà nước đưa vào kế hoạch và thực hiện kiểm toán Dự án đầu tư song song với tiến độ triển khai xây dựng công trình. Cho phép tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện ngay các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư.
Cho phép sử dụng vốn từ Quỹ phát triển đất của địa phương (đối với Hà Nội là Quỹ Đầu tư phát triển TP) theo điều 111 của Luật Đất đai 2013 để thực hiện bồi thường, GPMB theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt song song với quá trình lập, trình phê duyệt Dự án Thành phần 1.1.
Đồng thời, kiến nghị tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh xem xét, thống nhất nội dung dự thảo Kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; cử đầu mối cụ thể giúp việc ban chỉ đạo, làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Đề nghị cơ quan được giao làm chủ đầu tư Dự án thành phần 1.2 và 1.3 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội trong suốt quá trình triển khai dự án.
Đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên giao Sở GTVT Hưng Yên và các cơ quan có liên quan phối hợp với Sở QH&KT Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội thống nhất hướng tuyến đường sắt vành đai quốc gia trong tổng thể chỉ giới đường đường đỏ tuyến đường xong trước ngày 30/8/2022 làm cơ sở thống nhất với Bộ GTVT trước khi triển khai các bước tiếp theo.
Tại hội nghị này, lãnh đạo TP Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các sở, ngành của TP Hà Nội tập trung thảo luận 6 vấn đề như: Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai thuộc phạm vi Dự án; công tác lập hồ sơ địa chính và GPMB; khả năng cân đối nguồn vốn, khó khăn vướng mắc trong việc cân đối nguồn vốn thực hiện Dự án của các địa phương; công tác phối hợp giữa TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh; đề xuất cơ chế chính sách kiến nghị với T.Ư; tổ chức thực hiện.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại