Hà Nội: Dự án trạm xe đạp công cộng sắp đi vào hoạt động
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênXe đạp công cộng tại TP Hồ Chí Minh được triển khai từ tháng 12/2021. |
Hoàn thiện việc kết nối
Tiếp đó từ ngày 12 - 20/1/2023, đội ngũ nhân viên của đơn vị này sẽ hoàn thành kết nối, lắp đặt xe. Từ 20/1/2023 tại các trạm xe hoàn thiện, đơn vị thực hiện dự kiến bố trí mỗi điểm khoảng 10 xe cho khách hàng chạy trải nghiệm. Theo đó, mỗi khách hàng được tặng 1 giờ đi xe miễn phí khi tải ứng dụng để sử dụng xe. Kế hoạch chạy thử nghiệm sẽ diễn ra trong vòng hai tuần, sau đó dịch vụ chính thức khai trương đi vào hoạt động.
Theo kế hoạch trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất UBND TP cho phép Cty CP Tập đoàn Trí Nam thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn một số quận nội thành với thời gian thí điểm 12 tháng. Trí Nam sẽ cung cấp 1.000 xe đạp (50% là xe đạp điện) với 94 vị trí đặt xe. DN này cũng xin miễn phí vỉa hè và có thu phí dịch vụ trong 12 tháng. Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng với xe đạp thường, 10.000 đồng với xe đạp điện; phí thuê xe cả ngày với hai loại xe lần lượt 60.000 và 120.000 đồng.
Đề án “Xe đạp đô thị” có đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn; khách du lịch; xe đạp được sử dụng cho dự án này tại 6 quận trung tâm (Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh… Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án sẽ được triển khai theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 (thực hiện trong 1 năm): Ở giai đoạn này sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Được bố trí (82 vị trí/ 6 quận) vị trí tại các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện từ năm 2022 đến 2023.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024, dự án mở rộng vùng phục vụ: Tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát, lựa chọn cụ thể.
Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 12 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày. Đơn vị vận hành cũng bán vé theo tháng, quý và năm; hệ thống thanh toán ưu tiên thực hiện qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất UBND TP hỗ trợ miễn phí vỉa hè tại các điểm đặt trạm sạc tại các địa điểm đặt xe phục vụ người dân. Dự án được đầu tư theo hình thức xã hội hóa nên toàn bộ số kinh phí này nhà đầu tư sẽ bỏ ra. Sau khi triển khai xong các giai đoạn đầu tư, việc hoàn vốn dự án thông qua thu phí cho thuê xe đạp. TP Hà Nội chỉ bố trí các điểm dừng đỗ, không gian để xe đạp điện hoạt động, không phải chi ngân sách.
Để dự án không phá sản
Theo một số chuyên gia, muốn dự án xe đạp công cộng rơi vào tình trạng “phá sản” vì không có người sử dụng. TP nên yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ làm rõ là ngoài đầu tư phương tiện và trạm dừng đỗ, thì có ký quỹ một số tiền tương ứng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ?
Lý do là xe đạp công cộng chất lượng bình dân, xe đạp vốn đã hay hỏng hóc nhỏ, xe điện trong điều kiện thời tiết nắng lắm, mưa nhiều ở ta càng hay hỏng hơn. Đang đi xe bị xịt lốp, sang vành, hỏng phanh giữa đường. Còn xe đạp điện thì pin yếu hoặc hết điện, khóa điện trục trặc… là lỗi thường gặp, khiến khách hàng trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, dắt về trạm thì hết hơi, bỏ lại giữa đường lại bị phạt, trong khi liên hệ với nhân viên không dễ dàng.
Vấn đề tiếp theo quyết định sự thành bại của một dự án xe đạp công cộng là phải có "nhiều điểm đỗ", cho phép mọi người có thể trả xe đạp tại điểm khác với điểm lấy xe. Hệ thống này khác với hệ thống xe đạp chỉ cho phép trả xe tại điểm lấy. Điều kiện tạo nên thành công của hệ thống xe đạp công cộng là dịch vụ hoàn hảo với chi phí bảo trì rất cao nhằm cung cấp xe sẵn sàng, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng khó tính tại bất cứ lúc nào, bất kỳ điểm nào…
Theo tính toán, chi phí duy trì chất lượng dịch vụ của hệ thống xe đạp ở Pháp cần hơn 2.000 USD/xe mỗi năm, ở Đài Bắc (Trung Quốc) khoảng 800 USD. Hà Nội cần dự trù chi phí bảo trì trong 12 tháng thí điểm; giả sử là 800 USD/xe thì với 1.000 xe sẽ cần 20 tỷ đồng. Cùng với đó, rất nhiều TP làm làn đường riêng cho xe đạp bằng sơn kẻ đường, dải phân cách mềm và cả làn đi riêng trên cao. Hà Nội đang gặp không ít sự “khó” với làn ưu tiên cho xe buýt, nay thêm làn ưu tiên cho xe đạp là một thách thức không nhỏ. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại