Thứ bảy 05/10/2024 22:38

Hà Nội: Đề án sân khấu học đường giúp học sinh thêm yêu lịch sử, quê hương, đất nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh vừa phối hợp với Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức triển khai Đề án sân khấu học đường và biểu diễn các tiết mục kịch nói được chuyển thể từ tác phẩm văn học cho học sinh.
Hà Nội: Đề án sân khấu học đường giúp học sinh thêm yêu lịch sử, quê hương, đất nước
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh phối hợp với Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức triển khai Đề án sân khấu học đường.

Nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết: Năm 2022, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt đề án "Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030".

Theo NSND Nguyễn Trung Hiếu, việc phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh triển khai Đề án sân khấu học đường là hoạt động ý nghĩa giúp học sinh được tiếp cận với tác phẩm văn học thông qua loại hình sân khấu. Từ đó, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ, bồi đắp tình yêu văn học, góp phần định hướng và hoàn thiện nhân cách, lối sống cho học sinh. Đặc biệt, các tác phẩm qua sự thể hiện của các nghệ sĩ giúp học sinh thêm yêu mến các nhân vật lịch sử, yêu quê hương, đất nước hơn.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh, TP Hà Nội cho biết: Xác định giáo dục là nền tảng quan trọng, huyện Mê Linh luôn chú trọng làm tốt công tác giáo dục, xây dựng hệ thống công dân tài năng, có trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Năm 2023, huyện Mê Linh đã tái hiện lại màn khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với công nghệ 3D - mapping giúp người xem cảm nhận rõ không khí hào hùng lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Ông Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, ngành giáo dục phải chủ động đưa nghệ thuật vào trường học nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo, hướng tới các giá trị đạo đức, giúp các em học sinh đón nhận thông tin kiến thức qua đa dạng các hình thức.

Hà Nội: Đề án sân khấu học đường giúp học sinh thêm yêu lịch sử, quê hương, đất nước
Một vở kịch được các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội biểu diễn cho các em học sinh Mê Linh thưởng thức

Sau lễ khai mạc đề án, khoảng 400 học sinh Trường Tiểu học Tiền Phong và các thầy, cô giáo các nhà trường trên địa bàn huyện được thưởng thức 2 tác phẩm kịch là "Sự tích cây nêu ngày Tết" và "Mồ Côi xử kiện" do các nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng và biểu diễn.

Theo kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh phối hợp Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức 8 buổi biểu diễn trực tiếp tại Hội trường HĐND, UBND huyện Mê Linh để phục vụ 100% học sinh khối tiểu học trên địa bàn. Thời gian biểu diễn là 60 phút/buổi. Các nhà trường có trách nhiệm bố trí xe đưa đón học sinh đến tham dự,...

Hướng tới phục vụ 2 triệu học sinh

Từ tháng 5/2024, nhằm triển khai Đề án sân khấu học đường, Nhà hát Kịch Hà Nội đã tổ chức để hàng ngàn lượt học sinh trên địa bàn TP Hà Nội về rạp Công Nhân, phố Tràng Tiền xem các chương trình thiếu nhi,…

Các em học sinh được thưởng thức và cảm nhận những nhân vật được bước ra từ trang sách, đứng trên sân khấu, bằng da bằng thịt, do các diễn viên của Nhà hát Kịch Hà Nội biểu diễn. Tiêu biểu nhất là chùm kịch ngắn "Lời bà kể", vở kịch ngắn "Tinh thần thể dục", "Kiều",….

Trong đó, chùm kịch "Lời bà kể" sử dụng 2 bài học trong chương trình môn tiếng Việt tiểu học: "Mồ côi xử kiện" và "Cây nêu ngày Tết". Vở diễn gửi đến các em học sinh thông điệp ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi và tục lệ trồng cây nêu ngày Tết của người Việt (dành cho cấp tiểu học).

Vở "Kiều" chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của thi hào Nguyễn Du kể câu chuyện về cuộc đời truân chuyên của một thiếu nữ tài sắc như Kiều (cho học sinh cấp THCS và THPT).

Kịch ngắn "Tinh thần thể dục" chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan là tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay về xã hội Việt Nam trước năm 1945 (dành cho học sinh THPT),….

Hà Nội: Đề án sân khấu học đường giúp học sinh thêm yêu lịch sử, quê hương, đất nước
Các em học sinh chăm chú xem vở kịch do các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội biểu diễn

Khi xem các vở kịch, các hình tượng nghệ thuật, các em học sinh sẽ nhanh chóng cảm nhận được tác phẩm văn học hiệu quả nhất. Từ đó, giúp các em rút ra được nhiều bài học sâu sắc về các giá trị đạo đức của người Việt và thêm yêu quý lịch sử, văn học Việt Nam.

Thời gian tới, Nhà hát Kịch Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai Đề án sân khấu học đường tới tất cả các trường học trên địa bàn Thủ đô. Hà Nội có khoảng 2 triệu học sinh, đây là lực lượng chủ nhân tương lai đông đảo của đất nước và cũng là lượng khán giả tiềm năng của Nhà hát Kịch Hà Nội.

Hà Nội: Đề án sân khấu học đường giúp học sinh thêm yêu lịch sử, quê hương, đất nước
Một vở kịch thuộc Đề án Sân khấu học đường do Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng
Hà Nội: Đề án sân khấu học đường giúp học sinh thêm yêu lịch sử, quê hương, đất nước
Vở "Kiều" là một trong những tác phẩm nhận được nhiều tình cảm của khán giả, trong đó có các em học sinh Hà Nội
Có gì đặc biệt ở phim Việt vừa đoạt 2 giải Liên hoan phim Venice? Có gì đặc biệt ở phim Việt vừa đoạt 2 giải Liên hoan phim Venice?
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động