Thứ sáu 26/04/2024 11:21

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 92-HD/BTGTU về việc thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo hướng dẫn, công tác thông tin, tuyên truyền cần được triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, không trùng lắp và phù hợp với tiến độ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); gắn với tuyên truyền thực hiện: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, 10 chương trình công tác của Thành ủy (khóa XVII), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2021-2026 và chủ đề công tác của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, nhiệm vụ công tác hằng năm của địa phương, đơn vị.

Ban Tuyên giáo Thành ủy yêu cầu nội dung thông tin, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời thông tin những góp ý, phản biện của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức, thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội ban hành. Cao điểm tuyên truyền năm 2023 và năm 2024, dịp trước, trong và sau thời điểm Quốc hội thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nội dung tuyên truyền là sự cần thiết đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); mục đích, ý nghĩa của xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Sức lan tỏa, tác động của Luật Thủ đô (sửa đổi) và các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) tới xã hội, hệ thống chính trị Trung ương và địa phương trong nước, các ban, ngành, cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội, Vùng Thủ đô và cả nước. Các sự kiện chính trị, pháp lý, các hoạt động tiêu biểu của Trung ương, thành phố, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Các diễn đàn pháp luật về trao đổi, thảo luận về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Các hội thảo, tọa đàm về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi dự thảo các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quá trình triển khai của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội, đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài trong việc xây dựng chính sách, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm bổ sung, hoàn thiện Luật Thủ đô, góp phần thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời đề cao sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền thành phố, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan Trung ương, địa phương trong nước, doanh nghiệp và toàn xã hội trong quá trình xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội. Vận động, khuyến khích nhân dân, tạo sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào công tác xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thi hành pháp luật Thủ đô nói chung và Luật Thủ đô (sửa đổi) nói riêng.

Hà Nội: Tập trung tuyên truyền, tạo sức lan tỏa, tác động xã hội của Luật Thủ đô (sửa đổi)
Luật Thủ đô (sửa đổi): Chế độ đãi ngộ, cơ chế tài chính, quy định về khám chữa bệnh
Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách phát triển y tế thủ đô theo nguyên lý Y học gia đình
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024: mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024: mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Chuỗi sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng diễn ra vào ngày 8/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn

Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn

Nhiều đại biểu đã góp ý chất lượng vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội thảo “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động