Thứ bảy 20/04/2024 12:15

Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách phát triển y tế thủ đô theo nguyên lý Y học gia đình

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cho rằng, trong lộ trình xây dựng Luật Thủ đô, rất cần thiết phải được nghiên cứu phát triển một số chính sách đặc thù trong phát triển y tế thủ đô theo nguyên lý Y học gia đình, Thạc sỹ Trần Việt Anh – Bệnh viện Đại học Y cho rằng, để làm được điều đó thì việc huy động sự tham gia của các đơn vị y tế ngoài công lập hiện cũng đang sở hữu một số lượng nhân sự Y tế lành nghề khá dồi dào là cần thiết.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách phát triển y tế thủ đô theo nguyên lý Y học gia đình
Chính sách phát triển y tế thủ đô theo nguyên lý Y học gia đình

Theo Thạc sĩ Trần Việt Anh, thực tế cần nhìn nhận rằng vấn đề ngành Y tế thủ đô đang đối mặt trong công tác bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tại tuyến chăm sóc ban đầu còn khá bất cập. Cụ thể, về vấn đề tuyển dụng và đào tạo nhân sự trong lĩnh vực y tế cơ sở, anh cho rằng, nhân sự ở khâu này nếu sẵn có thì hầu hết kinh nghiệm làm việc ở hệ thống Y học dự phòng, ít được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khám chữa bệnh ban đầu. Còn nhân sự mới tuyển dụng được hầu hết là mới tốt nghiệp (chưa có chứng chỉ hành nghề) nên cần có thời gian đòi hỏi cần có chiến lược đào tạo dài hạn & chính sách ưu đãi và giữ chân nhân sự lành nghề. Thế nhưng hệ thống đào tạo ngắn hạn lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, còn đào tạo dài hạn – tập trung thì sẽ phân tán nguồn lực.

Việc sắp xếp nhân sự phù hợp với mô hình tổ chức hiện hành, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện các danh mục kỹ thuật (đặc biệt gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả) cũng tồn tại nhiều vấn đề. Theo đó, sẽ khó sắp xếp nhân sự mới tuyển dụng hoặc mới được đào tạo (đủ điều kiện làm công tác khám chữa bệnh ban đầu) phù hợp với hệ thống sẵn có do được điều chỉnh bởi điều lệ tổ chức hoạt động và cơ cấu nhân sự đang làm việc trong hệ thống y tế công lập (đặc biệt tuyến y tế cơ sở). Trong khi đó, nếu thành lập mới các tổ chức chuyên trách về khám chữa bệnh ban đầu thì cần phải tự đảm bảo cân đối chi thường xuyên. “Đây là thử thách rất lớn với y tế cơ sở” – Thạc sĩ Việt Anh cho biết.

Trong khi đó, ngành y tế hiện nay vấn đề chưa tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, mệnh giá BHYT thấp, cơ cấu của giá dịch vụ y tế chưa hợp lý (bình quân chi tiền thuốc, hóa chất, vật tư chiếm tới 70-80%) dù đã có tiền lương nhưng chi phí tiền lương trong giá dịch vụ còn rất thấp dẫn tới không khuyến khích được người lao động. Đồng thời cũng chưa có hành lang pháp lý ủng hộ các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trong khu vực y tế cơ sở phục vụ chăm sóc ban đầu (VD các dịch vụ đòi hỏi chi phí nhân công cao như: Khám chữa bệnh tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời…). Chính thế chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế chưa phù hợp.

Từ thực trạng trên, theo Thạc sĩ Trần Việt Anh cho rằng, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, được đào tạo và có chất lượng từ hệ thống y tế ngoài công lập thì cần có chính sách ưu đãi đặc thù để cho phép hệ thống y tế ngoài công lập tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ chăm sóc ban đầu đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Để như vậy, cần có chính sách cụ thể như ưu đãi đặc thì về thời gian làm việc cho nhân viên y tế. Cụ thể, đa dạng hóa về thời gian làm việc (trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính, bán thời gian, biệt phái có thời hạn...); Xây dựng giá dịch vụ & cơ chế thanh toán chi phí cung cấp dịch vụ y tế ngoài giờ.

Bên cạnh đó nên xây dựng phương án thí điểm khoán chi phí trên đầu thẻ BHYT. Cụ thể xây dựng phương án chi trả dịch vụ khám chữa bệnh & chăm sóc sức khỏe trên cơ sở khoán chi phí trên số đầu thẻ tham gia BHYT. Đồng thời xây dựng các gói dịch vụ y tế theo yêu cầu tại tuyến y tế cơ sở (do quỹ BHYT chi trả một phần & người dân tự chi trả phần yêu cầu); Xây dựng đề án thí điểm cung cấp dịch vụ y tế công lập (theo yêu cầu) do nhà nước cung ứng trong đó đã tính đúng, tính đủ giá dịch vụ; Xây dựng các danh mục kỹ thuật & các gói dịch vụ đặc thù trong y học gia đình (chăm sóc tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời..) và khung giá dịch vụ cho phép người dân đồng chi trả với các quỹ BHYT nhà nước & BHYT tự nguyện

“Chính sách cần được xây dựng hướng tới việc mục tiêu xây dựng được một môi trường làm việc công khai, minh bạch, công bằng với các nhân viên y tế để giúp họ toàn tâm toàn ý tham gia trong chuỗi cung ứng dịch vụ chăm sóc & bảo vệ sức khỏe Nhân dân thủ đô trong kỷ nguyên hậu đại dịch covid.” – thạc sĩ Việt Anh cho biết.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Chế độ đãi ngộ, cơ chế tài chính, quy định về khám chữa bệnh Luật Thủ đô (sửa đổi): Chế độ đãi ngộ, cơ chế tài chính, quy định về khám chữa bệnh
Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở Tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động