Thứ bảy 23/11/2024 07:29

Hà Nội: Đạt nhiều hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe Nhân dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, Hà Nội đang đẩy mạnh việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên cơ sở tích hợp, xác thực những thông tin, giấy tờ cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính...
Nhờ việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tích cực trong công tác khám, chữa bệnh và lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nên công tác khám sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt nhiều hiệu quả.
Nhờ việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tích cực trong công tác khám, chữa bệnh và lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nên công tác khám sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt nhiều hiệu quả.

Theo Sở Y tế Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 20 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, trong những năm qua, y tế cơ sở đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, là "người gác cổng" chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Lập hồ sơ điện tử, quản lý sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với y tế cơ sở. Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế đã giúp các cơ sở y tế, bệnh viện tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất khám, chữa bệnh với mục tiêu nhanh, chính xác và người dân thuận tiện hơn. Bác sĩ được công nghệ hỗ trợ để chỉ định thuốc chính xác, theo dõi được tình trạng của bệnh nhân qua các lần khám, điều trị, quản lý hồ sơ sức khỏe. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là tiền đề để xây dựng y tế thông minh, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, y tế cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, thông báo cho người dân biết và triển khai đón tiếp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID.

“Đây được xem là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh việc thực hiện thay thế thẻ bảo hiểm y tế trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua đó chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng định danh điện tử quốc gia trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế” - bà Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang đẩy mạnh việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên cơ sở tích hợp, xác thực những thông tin, giấy tờ cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhờ đó, chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhiều người dân không phải mang các loại thẻ, giấy tờ như trước nên rất tiện lợi, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà thông tin, thực hiện kế hoạch của TP Hà Nội về việc đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, TP hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp Y tế cơ sở trong giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn ngân sách thành phố tổng số 198 dự án (9 trung tâm Y tế, 11 phòng khám đa khoa và 178 trạm Y tế). Ngoài ra, còn 153 dự án đầu tư nâng cấp y tế cơ sở từ ngân sách cấp huyện.

“Hiện nay, các quận, huyện, thị xã đang tiến hành tổ chức triển khai đầu tư cho các dự án y tế cơ sở năm 2023 theo kế hoạch được duyệt. Sở Y tế đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã hướng dẫn về chuyên môn theo đúng quy định. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án tại một số quận, huyện, thị xã” - bà Trần Thị Nhị Hà cho hay.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành thực hiện việc thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe, bao gồm sử dụng các thông tin sẵn có từ dữ liệu của bảo hiểm y tế và thông qua rà soát các đối tượng còn lại tại các xã, phường, thị trấn. Cùng với đó là sử dụng phần mềm do Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) xây dựng và chuyển giao hồ sơ quản lý sức khỏe để thực hiện tại cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn TP.

Các đơn vị y tế thực hiện phân loại nhóm đối tượng quản lý sức khỏe như: Đối tượng thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo Bộ luật Lao động; khám sức khỏe học sinh, sinh viên… Sau đó tích hợp các nguồn dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe, cập nhật cho mọi đối tượng khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử phải được triển khai thực hiện tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố, bao gồm: Trạm y tế, phòng khám đa khoa, các bệnh viện và tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ, ngành trên địa bàn.

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn với thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL
Tư pháp Thủ đô đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân
Ánh Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động