Hà Nội: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng cuối năm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBáo cáo của Ban cán sự đảng UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ ra một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn. Ảnh: Ngô Sơn |
Đối với điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của cấp TP, tháng 3/2023, Ban cán sự đảng UBND TP đã trình Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ TP thống nhất chủ trương điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 (đợt 1) nhằm: Bố trí vốn cho dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4; Bổ sung các nguồn vốn thanh toán theo cơ chế linh hoạt và phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ nước bạn Lào.
Để giải quyết vấn đề thực tiễn kết quả giải ngân tỷ lệ vẫn thấp, Ban cán sự đảng UBND TP đã đề xuất trình HĐND TP quyết định điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 (đợt 2) nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Tại hội nghị lần thứ 13 BCH Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII vừa qua, đã tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân giải ngân thấp, nhất là các nguyên nhân chủ quan có tính căn cơ; trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của TP.
Bên cạnh đó, đối với các đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt, cũng đã chia sẻ kinh nghiệm để các đơn vị, địa phương khác học hỏi, cùng nhau thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2023.
Đối với Định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Ban cán sự đảng UBND TP xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ TP về định hướng Kế hoạch đầu tư công cấp TP năm 2024, để báo cáo HĐND TP trước khi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo trình tự lập kế hoạch đầu tư công hằng năm được quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư công.
Cũng trong dịp này, Hà Nội đề xuất cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn của TP để thực hiện phân bổ chi tiết vốn cho các dự án đã đủ điều kiện bố trí vốn trung hạn và điều chuyển nguồn vốn thực hiện của các dự án không có khả năng triển khai, giải ngân thấp sang các dự án có khả năng triển khai, hấp thụ vốn tốt hơn nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân trung hạn, hàng năm và đảm bảo phù hợp với tiến độ triển khai của các dự án, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Báo cáo của Ban cán sự đảng UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ ra một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn. Trong đó cần đánh giá khả năng hấp thụ nguồn vốn 6.159 tỷ đồng bổ sung từ nguồn thu từ sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn và cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp TP. Rà soát nhu cầu điều chỉnh, bổ sung vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm của TP, nhất là Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đến nay, tổng nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn của TP là 364.678 tỷ đồng, trong đó, cấp TP là 278.841 tỷ đồng, cấp huyện là 85.837 tỷ đồng. Kết quả giải ngân năm 2021, 2022 là 81.950/97.724 tỷ đồng tổng kế hoạch đã bố trí.
Hai năm qua, Kế hoạch đầu tư công trung hạn vẫn còn một số hạn chế như: Tình hình triển khai, khả năng hấp thụ vốn của các dự án chậm nên tỷ lệ giải ngân không cao; Áp lực bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2023 - 2025 của cấp TP còn lớn; Nhiều dự án chuyển tiếp chưa được cân đối đủ vốn trung hạn, chưa có danh mục; Tiến độ triển khai của các dự án trọng điểm, dự án ODA chưa đáp ứng kế hoạch…
Để nâng cao hiệu quả, khắc phục tồn tại, hạn chế, UBND TP đề xuất điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025. Về nguồn vốn đầu tư công trung hạn cấp TP, đề xuất điều chỉnh giảm 25.352 tỷ đồng nguồn vốn ODA vay lại; Giữ nguyên nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương trong nước. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại