Giá thép bất ngờ giảm mạnh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng trong tháng 5 giảm 300.000 - 500.000 đồng/tấn so với cuối tháng 4, trung bình quanh mốc 18,25 - 18,5 triệu đồng/tấn tuỳ chủng loại |
Các thương hiệu đồng loạt giảm giá
Giá sắt thép trong nước đồng loạt hạ nhiệt 300.000-920.000 đồng/tấn. Công ty Thép Việt Ý vừa thông báo giảm 310.000 đồng/tấn đối với 2 sản phẩm. Hiện giá thép cuộn CB240 của thương hiệu này ở mức 18,58 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 là 18,68 triệu đồng/tấn.
Tại miền Bắc, thương hiệu thép Việt Đức điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300. Sau giảm giá, mức giá của 2 sản phẩm này hiện lần lượt là 18,57 triệu đồng/tấn và 18,88 triệu đồng/tấn. Ở thị trường miền Trung, thép Việt Đức giảm 910.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm 920.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, mức giá mới lần lượt là 18,88 triệu đồng/tấn và 19,18 triệu đồng/tấn. Đây là doanh nghiệp có mức giảm giá thép mạnh nhất.
Ở khu vực miền Nam, mức giảm mạnh hơn. Loại D10 giảm 610.000 đồng/tấn, xuống còn 18,8 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT); loại thép cuộn CB240 giảm 600.000 đồng/tấn, xuống còn 18,68 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Kyoei cũng giảm 300.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 và giảm 310.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240. Hiện thép thanh vằn D10 CB300 được bán với giá 18,78 triệu đồng/tấn, thép cuộn CB240 có giá bán 18,57 triệu đồng/tấn.
Sau khi giảm, hiện giá bán thép tại Tổng Công ty Thép Việt Nam còn 18,75 - 19,1 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT). Thép Thái Nguyên cũng hạ giá 310.000 đồng/tấn cho các sản phẩm thép. Sau giảm giá, giá các mặt hàng thép của doanh nghiệp này ở mức 19,1 - 19,23 triệu đồng/tấn.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng trong tháng 5 giảm 300.000 - 500.000 đồng/tấn so với cuối tháng 4, trung bình quanh mốc 18,25 - 18,5 triệu đồng/tấn tuỳ chủng loại. Giá phôi nội địa giảm 500.000 - 800.000 đồng/tấn xuống 16,2 - 16,5 triệu đồng/tấn. Thậm chí có thời điểm giá thép để mất mốc 18 triệu đồng/tấn xuống còn 17,8 triệu đồng/tấn. Theo dữ liệu từ Steel Online, chỉ trong vòng 3 ngày, giá thép xây dựng ghi nhận 2 lần giảm giá. Tập đoàn Hoà Phát mới đây cũng cho biết lượng bán hàng thép xây dựng trong tháng 4 đạt gần 300.000 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do lượng hàng tồn kho tại các đại lí từ tháng trước đó vẫn còn. Xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam trong tháng 4 giảm mạnh tới 44% so với tháng 3 và chỉ tăng nhẹ gần 5% so với năm 2021. Xuất khẩu suy yếu, tiêu thụ trong nước giảm nguyên liệu đầu vào cũng hạ nhiệt cùng lúc tạo áp lực lên giá thép trong xây dựng trong nước.
Theo ông Trần Tuấn Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thép giảm là do từ đầu tháng 5/2022 đến nay giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên các sàn giao dịch quốc tế xu hướng đi xuống. Hiện giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm so với tháng 3. Cụ thể, giá quặng sắt ngày 8/4 giao dịch ở mức 155 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 1,5 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 3. Theo đó, mức giá này giảm khoảng 55-57 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (tương đương 210-212 USD/tấn). Giá nguyên liệu than mỡ luyện cốc được ghi nhận giảm mạnh. Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 8/4 giao dịch ở mức 359,5 USD/tấn FOB, giảm mạnh so với đầu tháng 3.
Bên cạnh nguyên nhân nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giảm báo cáo của VSA cho thấy, nguồn cung khá dồi dào; sản xuất thép thành phẩm 4 tháng đầu năm đạt 11,43 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,55 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn, đưa sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh, nhiều khả năng tác động lên giá thép.
70 - 80% nguyên liệu vẫn phụ thuộc nhập khẩu
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài việc do giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên các sàn giao dịch quốc tế có xu hướng đi xuống thì thời gian qua, Bộ Công thương đã tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn, xử lý kịp thời hiện tượng đầu cơ, thao túng tăng giá thép trên thị trường ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
70 - 80% nguyên liệu vẫn phụ thuộc nhập khẩu. Do đó, giá thép tại Việt Nam gần như phụ thuộc vào giá nguyên liệu thế giới |
Tuy nhiên, thời gian tới hoạt động đầu tư công tăng và nhu cầu xây dựng phục hồi cộng với nguồn cung nguyên liệu chịu ảnh hưởng nhất định của xung đột Nga - Ukraine, giá thép có khả năng lại được điều chỉnh tăng. Do đó, các biện pháp của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát và bình ổn giá mặt hàng chiến lược này là rất cần thiết, trong bối cảnh hoạt động kinh tế đâu tư đang phục hồi sau dịch Covid-19.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, cơ quan thuộc bộ nghiên cứu rà soát và thực hiện việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép.
Các cơ quan chức năng nhà nước của Bộ Công thương tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, thao túng giá thép trên thị trường, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
VSA đánh giá, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường nội địa. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 20 - 30% nhu cầu sản xuất, 70 - 80% nguyên liệu vẫn phụ thuộc nhập khẩu. Do đó, giá thép tại Việt Nam gần như phụ thuộc vào giá nguyên liệu thế giới. Vì thế việc tăng, giảm giá vẫn phụ thuộc nhiều vào giá của nguồn nguyên liệu. Việc giá thép giảm sẽ giúp các nhà thầu công trình hạ tầng giao thông, đầu tư công hay xây dựng dân dụng công nghiệp đẩy nhanh thi công do bớt áp lực, khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng cao. Hiện thép chiếm khoảng 20 - 30% chi phí xây dựng của các nhà thầu thi công trong mỗi công trình. Các doanh nghiệp hy vọng chuỗi giảm giá thép xây dựng sẽ kéo dài thêm trong thời gian tới để giảm gánh nặng chi phí.
Giá thép tăng mạnh đạt đỉnh sau 7 tuần Với nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong thời gian gần đây, giá thép đã tăng liên tục và đạt mức cao nhất gần 7 ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại